Giải pháp nâng cao hiệu quả của cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 97 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.6.Giải pháp nâng cao hiệu quả của cây cao su

Để gia tăng hiệu quả sản xuất cây cao su, cần phải dựa vào các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng vùng, từng xã.

Phát triển và hình thành vùng chuyên canh các cây chủ lực theo đặc điểm của vùng sản xuất.

Sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng mủ cao, có tính ổn định và lâu dài, ít sâu bệnh.

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, bón phân hợp lý tiết kiệm và bền vững.

Chú trọng công tác thu hoạch chế biến, thu hoạch mủ và bảo quản mủ sau thu hoạch.

Nâng cao chất lượng sản phẩm và sản xuất theo quy trình quy định và nhu cầu thị trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ea H’leo là đất miền trung Cao nguyên có nhiều tài nguyên về rừng và đất. Cao su và cà phê là hai loại cây công nghiệp chủ đạo, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Trong những năm qua được sử quan tâm, chỉ đạo của các cấp các ngành huyện đang vươn lên trở thành một trong những địa phương đứng đầu của tỉnh về phát triển kinh tế.

Ngoài những lợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ, Ea H’leo còn có nhiều lợi thế vềđiều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phong phú.

Trong những năm qua diện tích cao su của huyện có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên hiện nay việc phát triển sản xuất cao su không nên phát triển theo chiều rông mà nên chú trọng đến việc phát triển chiều sâu để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp.

Với lãi suất cho vay dự án 12%/năm, thời gian kiến thiết cơ bản 7 năm và thời gian thời kỳ kinh doanh là 12 năm, mốc thời gian tính giá trị hiện tại ròng chọn là năm 1996. Với tổng chi phí đầu tư 1ha cho thời kỳ này là 60,793 triệu đồng, với cách quy đồi các khoản đầu tư của 19 năm về hiện giá hiện tại thời điểm năm 1996, với lãi suất cho vay theo dự án 10%/ năm thì năm thứ 12 là năm thu hồi vốn đầu tư và tính đến năm thứ 19 NPV đạt 87,679 triệu đồng.

Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ sản xuất trên địa bàn khá thuận lợi và chủ yếu bán cho thương lái hoặc công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo. Tuy nhiên, chính quyền huyện cần chú trọng việc nghiên cứu quy hoạch hợp lý và cản thiện cũng như xây dựng con đường liên thôn, liên xã, đường vào các lô cao su để phát triển sản xuất cao su trên địa bàn được ổn định, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong những năm tiếp theo.

Để phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo trong những

năm tới theo hướng bền vững, ngoài các giải pháp cụ thể trên đây, Tác giả xin kiến nghị với các cấp có liên quan đến công tác quản lý và hoạch định các chính sách có liên quan đến phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cao su Ea H’leo nói riêng một số nội dung sau đây nhằm đưa giải pháp có tính hiện thực hơn.

Nhà nước cần hoàn chỉnh các chính sách về đầu tư phát triển cây cao su nhằm khuyến khích, động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách hiệu quả hơn.

Đối vi chính quyn huyn Ea H’leo

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện phát triển sản xuất cao su bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Để tăng cường kiến thức và kỹ thuật sản xuất cao su cho người dân cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc,

Đối vi các h trc tiếp trng cây cao su

Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích cao su của mình để có thể chủđộng đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây. Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô và sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích.

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng cây cao su và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt cho năng suất mủ ổn định và bền vững. Tích cực học hỏi kinh nghiệm, trao dồi kiến thức trong quá trình trồng chăm sóc, thu hoạch và chế biến sau thu hoạch, chủđộng cập nhật thông tin thị trường, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động SX.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ NN & PTNN (2009), Hội nghị đánh giá hiện trạng và biện pháp phát triển giống cao su trong thời gian tới, TP Hồ Chí Minh.

[2] Bộ NN & PTNN (2009), Thông tư hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp, Hà Nội

[3] Bộ NN & PTNN (2014), Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2014 và triển vọng năm 2015, TP Hồ Chí Minh.

[4] Bộ NN & PTNN (2014), Hội nghị sản xuất cao su năm 2014, Hà Nội. [5] Nguyễn Tiến Đạt (2011), Báo cáo phân tích triển vọng ngành cao su tự

nhiên, TP. Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Văn Dũng (2011), Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai, luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng.

[7] Niên giám Thống kê tỉnh Đăklăk các năm 2010-2014.

[8] Niên giám Thống kê của huyện Ea H’leo các năm 2010-2014.

[9] Trần An Phong, Trần Văn Doãn, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Võ Linh

(1997), Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam thời kỳ 1996 - 2005, HàNội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[10] Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ea H’leo (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Ea H’leo đến năm 2020, Đăk Lăk.

[11] Trần An Phong, Trần Văn Doãn, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Võ Linh

(1997), Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam thời kỳ 1996 - 2005, HàNội.

[12] Đỗ Kim Thành, Kỹ thuật thu hoạch mủ cao su, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.

[13] Tống Viết Thịnh & Lê Gia Trung Phúc (2007), Báo cáo khoa học: Nghiên cứu biện pháp thâm canh vườn cao su chất lượng cao trên

một số vùng Tây Nguyên & Miền Trung, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.

[14] Ủy ban nhân dân tỉnh Đăklăk (2014), Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đăklăk giai đoạn 2014-2020.

[15] Trần Đức Viên (2008), Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

[16] Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (2011), Báo cáo chuyên đề: Tiềm năng phát triển cây cao su, Hà Nội.

[17] http:// www.vra.com.vn ngày 27/12/2014. [18] http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_su_%28c%C3%A2y%29ngày 02/4/2015. [19] http://vnrubergroup.com ngày 20/12/2014. [20] http://www.agroviet.gov.vn. ngày 12/12/2014. [21] http://www.mard.gov.vn. ngày 02/3/2015. [22] http://www.vietnamplus.vn/hiep-hoi-cac-nuoc-san-xuat-cao-su-thien- nhien-ban-cach-on-dinh-gia/321593.vnp. ngày 06/5/2015. download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 97 - 101)