Tình hình tiêu thụ cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 67 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.5. Tình hình tiêu thụ cao su

Hiện nay trên đại bàn thị trường tiêu thu cao su sản xuất trong huyện được đem tiêu thụ 2 hướng chính:

Hướng thứ nhất đối với cao su tiểu điền: Hộ sản xuất Các nhà thu gom Công ty chế biến và xuất khẩu cao su.

Hộ sản xuất cao su tiểu điền sẽ bán mủ sau thu hoạch cho các nhà thu gom theo 2 kênh chính:

Kênh 1: Hộ sản xuất Thu gom nh Công ty chế biến và XK

Cao su tiểu điền trên địa bàn huyện chiếm khoảng 28,77%, sản lượng khai thác hàng ngày của các hộ nông dân thường ít, ngoài ra do hệ thống đường giao thông trong khu vực sản xuất nhỏ hẹp nên xe chuyên chở mủ của các nhà máy không thể đến tận vườn thu mua mủ nước trực tiếp từ các hộ nông dân. Vì vậy, người nông dân thường xử lý thành mủ đông và cất trữ trong các nhà chứa ở khu vực sản xuất đợi các thu gom nhỏ ởđịa phương đến rồi bán.

Tuy nhiên, do các nhà thu gom nhỏ còn hạn chế về vốn và lao động dẫn đến thời gian thu mua thường không kéo dài cả ngày mà chỉ tập trung vào sáng sớm nên không thể cùng một lúc thu mua hết toàn bộ lượng mủ của địa phương được. Do đó các hộ thu gom nhỏ chỉ có thể thu mua được khoảng 20% tổng sản lượng mủ của toàn huyện tương đương 3.048 tấn/năm.

Sau khi thu mua cao su từ hộ sản xuất, các nhà thu gom nhỏ sẽ tiêu thụ mủ theo 2 cách:

+ Bán cho các thu gom ln trên địa bàn

Sau khi thu mua mủ từ các hộ, các nhà thu gom nhỏ sẽ bán lại cho các nhà thu gom lớn trong địa bàn. Các nhà thu gom lớn có tiềm lực về vốn và mối quan hệ bạn hàng thân thiết làm đại lý thu mua cho các công ty chế biến và xuất khẩu nhưng lại không có đủ nhân lực đến tận các hộ để thu gom. Họ đã xây dựng cho mình một mạng lưới các nhà thu gom nhỏ ở các xã để gom mủ. Mủ sau khi được gom từ các hộ sẽđược tập kết tại một địa điểm thuận lợi trong xã hoặc chuyển đến tập kết tại kho chứa của các thu gom lớn. Lúc đó nhà thu gom lớn sẽ đưa xe đến vận chuyển đi đến các công ty.

+ Bán trc tiếp cho các công ty xut khu

Các thu gom nhỏ sẽ trực tiếp bán mủ cho các công ty hoặc liên kết với nhau từ 3 – 4 hộđể thuê xe vận chuyển đến bán trực tiếp cho các công ty. Bán mủ theo cách này thì các thu gom sẽ có thu nhập cao sơn so với bán qua các thu gom lớn. Hình thức này áp dụng đối với một số thu gom có tiềm lực về vốn và cũng có mối quan hệ nhất định với các công ty. Tuy nhiên số lượng mủ được tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm khoảng 3,77% tổng sản lượng mủ của toàn huyện tương đương 574 tấn/năm.

Kênh 2: H sn xut Các nhà thu gom ln Công ty chế biến và xut khu

Ngoài lượng mủ thu gom từ các nhà thu gom nhỏ, các thu gom lớn còn mua trực tiếp mủ từ các hộ gia đình nông dân. Nhìn chung, hệ thống các nhà thu gom (lớn và nhỏ) trên địa bàn đã đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh với các công ty thu mua hiện đang có mặt trên địa bàn, làm hạn chế hiện tượng độc quyền mua, tạo nhiều cơ hội cho người sản xuất trong việc tiêu thụ sản phẩm. Số lượng mủ được tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 5,00% tổng sản lượng mủ của toàn huyện tương đương 762 tấn/năm. Tuy

nhiên, tiêu thụ qua hệ thống này cũng không tránh khỏi những bất cập như hiện ép giá và nhiều vấn đề trong quá trình thu mua sản phẩm.

Hướng thứ hai: Hộ sản xuất Công ty chế biến và xuất khẩu

Theo hướng này, người sản xuất thu hoạch mủ và bán cho Công ty (Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo). Với lượng mủ thu mua hàng ngày chiếm khoảng 71,23% tổng sản lượng mủ sản xuất của toàn huyện tương đương 10.857 tấn/năm., đây là kênh tiêu thụ mủ chính trên địa bàn và đa phần người sản xuất có thể bán cho các công ty này theo hai cách:

Thứ nhất: Người sản xuất bán cho các đại lý thu mua của công ty tại địa phương. Hiện nay, công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo có đại lý thu mua trực tiếp của các hộ nông dân trong toàn huyện. Công ty này có máy cán ép tại chổđể xác định phần trăm hao hụt cho hộ nông dân, nếu hộ nông dân bán theo hình thức này thì sẽ không được hỗ trợ vận chuyển từ công ty.

Thứ hai: Hộ nông dân có thể vận chuyển đến bán trực tiếp cho công ty tại địa điểm đặt nhà máy chế biến của công ty. Nếu hộ nông dân bán cho công ty theo hình thức này thì hộ nông dân sẽ được hỗ trợ tiền vận chuyển.

Khác với các loại nông sản như cà phê hay hồ tiêu, mủ cao su được khai thác kéo dài từ 8 – 9 tháng trong một năm (trung bình khai thác 18 - 20 ngày/ tháng). Đối với mủ cao su ngay sau khi khai thác phải được chế biến ngay nếu để càng lâu sự hao hụt càng lớn và chất lượng mủ càng giảm.

Do phải bỏ các chi phí thu gom, bảo quản sơ, vận chuyển, hao hụt... nên chênh lệch giá ở các điểm trong chuỗi cung là khá lớn. Nguyên nhân là do để làm đại lý trung gian hoặc tư thương thu mua sản phẩm mủ từ người sản xuất thì người mua cần có lượng vốn lớn, có khả năng kinh doanh, có thời gian và dám chấp nhận rủi ro, mối làm ăn và kinh nghiệm do vậy chỉ có một số ít người có khả năng thu mua sản phẩm nên sự cạnh tranh giữa những người mua không mạnh và xẫy ra hiện tượng ép giá.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 67 - 70)