Thực trạng ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch và công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 63 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.3. Thực trạng ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch và công

nghệ chế biến

a. ng dng tiến b k thut v ging

Bảng 2.14: Phân bố diện tích theo các giống cao su ở các xã

ĐVT: ha T T Tên xã, thị trấn PB 260 PB 235 VM 515 RIM 600 GT 1 PB 312 RRIC 121 1 TT. Ea Drang 45 19 13 32 22 31 27 2 Xã Ea Wy 131 54 37 91 63 89 79 3 Xã Cư Mốt 104 43 29 72 50 70 63 4 Xã Ea Hleo 1.124 464 318 782 539 761 677 5 Xã Cư A Mung 132 55 37 92 63 89 80 6 Xã Ea Tir 363 150 103 252 174 245 218 7 Xã Ea Nam 91 38 26 63 44 62 55 8 Xã Ea Khal 203 84 57 141 97 137 122 9 Xã Ea Hiao 218 90 62 152 104 147 131 10 Xã Ea Sol 645 266 183 449 309 437 389 11 Xã Dlie Yang 137 57 39 95 66 93 82 12 Xã Ea Ral 216 89 61 150 103 146 130 Tổng cộng 3.409 1.408 965 2.372 1.634 2.307 2.053

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ea H’leo

Người trồng cao su phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về mặt kỹ thuật đối với việc chăm sóc cao su. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của từng khu vực để chọn trồng những loại giống phù hợp nhất. Các giống cao

khu được khuyến cáo phù hợp nhất với khu vực Tây nguyên cũng như huyện Ea H’leo như GT1; VM 515; RRIV 4; RRIC 121….

Trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng giống PB260 với diện tích 3.409 ha, chiếm 24,10%; giống RIM600 khoảng 2.372 ha chiếm 16,77%; giống PB312 có khoảng 2.307 ha chiếm 16,31%; còn lại là các loại giống như PB 235, VM 515, GT 1, RRIC 121 có khoảng 6.060 ha chiếm 42,83% tổng diện tích cao su toàn huyện.

b. Tình hình áp dng các bin pháp k thut trong sn xut

Bảng 2.15: Số lượng phân bón sử dụng bình quân/ha qua các năm Chủng loại

phân bón Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Urê Kg 132 117 109 88 Lân Kg 154 130 108 89 Kali Kg 176 88 86 75 Hữu cơ Kg 437 461 450 444

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ea H’leo

Số lượng phân bón sử dụng trung bình trên 01 ha qua các năm thể hiện xu hướng sử dụng các loại phân bón qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2014 số lượng phân vô cơđơn và phân hữu cơ có xu hướng thay đổi, số lượng phân vô cơ đơn có xu hướng giảm từ năm 2011 số lượng phân đơn (Urê, Lân, Kali) từ 462 kg giảm xuống còn 252 kg năm 2014; tổng lượng phân bón trung bình trên 01 ha có xu hướng giảm, năm 2012 tổng lượng phân bón trung bình khoảng 899 kg/ha đến năm 2014 giảm còn 696 kg/ha nguyên nhân một phần cũng do từ năm 2013 đến nay, giá cao su liên tục giảm, khiến cho nguồn vốn đầu tư xoay vòng đầu tư do nguồn vốn lấy từ lợi nhuận vườn cây kinh doanh nên nguồn vốn đầu tư trở nên khó khăn do đó người dân không dám mạnh dạn sử dụng phân bón và đầu tư cho vườn cao su nhiều.

Hiệu suất sử dụng phân bón tương đối thấp do một phần dinh dưỡng bị mất đi do xói mòn, rửa trôi, bay hơi, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao, chất lượng phân bón chưa cao, thiếu ổn định và nhiều tạp chất do công nghệ sản xuất lạc hậu đã làm ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc và bón phân cho vườn cây.

Quy trình khai thác mủ cao su là một hoạt động đòi hỏi kỹ thuật và sự khéo léo của thợ cạo mủ. Khai thác mủ có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh vườn cao su. Chu kỳ khai thác mủ được kéo dài trong suốt 20-25 năm, do vậy cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật nhằm đạt được năng suất mủ cao và bền vững trong nhiều năm. Theo khuyến cáo của Tổng công ty cao su Việt Nam, tại tỉnh Đắk Lắk nên sử dụng chế độ cạo thích hợp cho cao su nhóm I (năm cạo 01 đến 10) là 1/2S d/2, (cạo xuôi 1/2 thân, cạo 01 ngày nghỉ 2 ngày), theo chế độ này mỗi tháng 30 ngày sẽ có 10 phiên cạo/tháng.

Công tác bảo vệ thực vật trên địa bàn được áp dụng khá đồng đều các biện pháp trừ cỏ và bôi thuốc phòng trừ nấm trên mặt cạo đối với vườn kinh doanh. Các loại bệnh hại ở các vườn đều xuất hiện hầu hết các loại bệnh thường gặp ở cây cao su như bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh phấn trắng thường xuất hiện tháng 3-5, bệnh nấm hồng xuất hiện tháng 2-6, bệnh héo đen đầu lá, xuất hiện hầu hết ở các xã vào tháng 11-2 năm sau,tỷ lệ nứt vỏ, bệnh xì mủ cao su người sản xuất đã sử dụng các biện pháp để hạn chế tác động của những bệnh trên đối với vườn cây.

c. Công ngh chế biến

- Quy mô nhà máy và chủng loại sản phẩm

Trên địa bàn huyện Ea H’leo hiện nay có 2 nhà máy chế biến mủ cao su: nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo (công ty quốc doanh duy nhất của huyện) và nhà máy chế biến Cổ phần Ea H’leo – Bình Minh. Công suất chế biến của 2 nhà máy đạt khoảng 15.000 tấn/năm.

Sản phẩm chủ yếu là mủ cốm SVR 3L. SVR 5, SVR 10, SVR 20.

Sản phẩm mủ thu từ cây cao su của các hộ nông dân được vận chuyển bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến hoặc thông qua thương lái để bán lại cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Việc phân bố các nhà máy chế biến trên địa bàn gắn với vùng nguyên liệu mủ cao su tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm của các hộ dân có vườn cây cao su.

- Dây chuyền công nghệ và chất lượng sản phẩm

Thiết bị của nhà máy chế biến được đánh giá ở mức khá. Sản phẩm chế biến mủ cao su của các nhà máy chưa đa dạng về chủng loại nên phần lớn cao su ở Ea H’leo chủ yếu sử dụng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nó khó tiêu thụ trên thị trường EU, Bắc Mỹ, Nga…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 63 - 66)