Chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 52 - 54)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả

6.1.3.1270. Quá trình CNH, HĐH cũng là quá trình xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý với những nội dung như sau:

6.1.3.1271. Cơ cấu kinh tế hợp lý phải thể hiện cho được mối quan hệ nội tại giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng tiến bộ (gọi là cơ cấu ngành), trong đó nông nghiệp phải giảm dần về tỉ trọng, công nghiệp xây dựng và dịch vụ phải tăng dần tỉ trọng trong GDP, đặc biệt là tỉ trọng khu vực dịch vụ ngày càng tăng và lớn hơn so với công nghiệp và nông nghiệp cộng lại.

6.1.3.1272. Trong định hướng cơ cấu tổng thể còn có một cách tiếp cận nữa: mối quan hệ lớn nhất là mối quan hệ giữa khu vực kinh tế “thực” (sản xuất - thương mại mà

trọng tâm là công nghiệp) và khu vực “ảo” (tài chính - ngân hàng). Việt Nam cần vừa triển khai nhanh các ngành công nghệ kỹ thuật cao, vừa phát triển mạnh các ngành sử dụng nhiều lao động kỹ thuật không cao; vừa phát triển mạnh những ngành tận dụng lợi thế so sánh tĩnh (có nguồn lao động dồi dào, rẻ), vừa tích cực chuẩn bị lợi thế động, dài hạn hướng về các ngành có hàm lượng công nghệ cao (thông tin, điện tử, viễn thông). Mặt khác, cần coi trọng phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng ngay từ bước đầu CNH, HĐH.

6.1.3.1273. Cơ cấu kinh tế hợp lý phải thể hiện cho được mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ (cơ cấu vùng) sao cho vừa khai thác thế mạnh của từng vùng, vừa làm cho các vùng lãnh thổ hỗ trợ bổ sung cho nhau. Trong từng vùng cần xây dựng các trung tâm tăng trưởng.

6.1.3.1274. Việt Nam có 6 vùng: Đồng bằng sông Hồng và vùng trọng điểm Bắc bộ; Miền Đông Nam bộ và vùng trọng điểm phía Nam; Duyên hải trung bộ và vùng trọng điểm miền Trung; miền Trung du và miền núi Bắc bộ; Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Miền Đông Nam bộ và vùng trọng điểm phía Nam là một vùng sinh thái đặc biệt, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Hướng quan trọng của vùng này là: khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân bón, hoá chất từ dầu khí, hoàn chỉnh các khu công nghiệp và khu chế xuất, phát triển mạnh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc..., nâng cấp các tuyến quốc lộ, xây dựng một số cảng, biển, sân bay.

6.1.3.1275. Để liên kết phối hợp phát triển vùng, điều kiện tiên quyết là phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tốt.

6.1.3.1276. Cơ cấu kinh tế còn phải thể hiện cho được mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế (cơ cấu thành phần kinh tế) sao cho khai thác và phát huy tối đa mọi năng lực sản xuất.

6.1.3.1277. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu đã giải phóng nhiều năng lực sản xuất: theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2018, số DNNN là 2260; số DN ngoài nhà nước là 591499, trong đó có 42069 DN tư nhân, 816 công ty hợp danh, 428851 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1125 công ty cổ phần có vốn nhà nước, 118638 công ty cổ phần không có vốn nhà nước; số DN có vốn đầu tư nước ngoài là 16878, trong đó DN có 100% vốn nước ngoài là 14755 và DN liên doanh với nước ngoài là 2123; số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp là 5378907 (kết quả thống kê sơ bộ năm 2019); số HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh là 13958.

6.1.3.1278. Định hướng trong thời gian tới là giảm tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước gắn với việc nâng cao vai trò chủ đạo của nó. Đối với khu vực kinh tế tư nhân, cần khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%. Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăng cao, lấy hiệu quả và công nghệ sử dụng làm thước đo chủ yếu, quan trọng nhất đi cùng với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

6.1.3.1279. Cơ cấu kinh tế còn phải phản ánh được xu hướng khách quan của sự phân công lại lao động xã hội: Lao động trong công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn hơn NN và cuối cùng, lao động dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn hơn công nghiệp và nông nghiệp cộng lại trong tổng số lực lượng lao động xã hội.

6.1.3.1280. Định hướng từ nay đến năm 2030 là: giảm tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp giảm xuống dưới 20% trong tổng lao động nền kinh tế. Muốn vậy, cần đầu tư phát triển mạnh các ngành dựa vào công nghệ kỹ thuật cao, phát triển mạnh

dịch vụ nhất là dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w