Coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 54)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

3.3.3. Coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

6.1.3.1281. Theo nghĩa hẹp, NN là ngành sản xuất ra của cải vật chất dựa vào qui luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu con người. Theo nghĩa rộng, NN còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.

6.1.3.1282. Kinh tế nông thôn là một khu vực nền kinh tế gắn với nông thôn. Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn bao gồm nhiều ngành như NN, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Xét về mặt KTXH, kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Xét về không gian, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, trồng cây ăn quả.

6.1.3.1283. NN, nông thôn có vai trò chủ yếu sau: cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội; cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ; cung cấp vốn để công nghiệp hóa và là thị trường quan trọng để phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

6.1.3.1284. Tuy nhiên, trong thời gian qua, phát triển NN và nông thôn còn một số tồn tại như: cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa gắn với thị trường; sản xuất nông nghiệp còn phân tán manh mún, tự phát; công nghiệp nông thôn phát triển chậm, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm sản; cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn thấp, kém phát triển. Vì vậy, trong những năm trước mắt, cần đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

6.1.3.1285. Mục tiêu tổng quát là xây dựng một nền NN sản xuất hàng hoá qui mô lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX phù hợp, kết cấu KTXH phát triển ngày càng hiện đại.

6.1.3.1286. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là cơ cấu lại ngành nông lâm thuỷ sản theo tỷ lệ nông nghiệp 55%, lâm nghiệp 1,5%, thuỷ sản 43,5%; tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thuỷ sản bình quân từ 3 - 3,2%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đạt bình quân 4 - 4,3%/năm; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 60 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 33 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thuỷ sản 20 tỷ USD; giá trị sản lượng trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100 - 120 triệu đồng; diện tích đất lúa ổn định 3,8 triệu ha, trong đó chuyên lúa nước 3,2 triệu ha; 100% xã có đường ô tô, điện, điện thoại, trường học, trạm xá, nước sạch.

6.1.3.1287. Muốn vậy, cần phải thực hiện CNH, HĐH theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái trên từng vùng; tiếp tục đưa nông lâm ngư nghiệp lên trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học; đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích; đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển hạ tầng KTXH nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp; chuyển một bộ phận quan trọng lao động NN sang phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w