Quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 51 - 52)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

3.2.5. Quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH

6.1.3.1259. CNH, HĐH ở nước ta tuy về phương pháp, bước đi, một số giải pháp có thể và cần tham khảo, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm thành công của một số nước trên thế giới, song nó có bản chất xã hội khác với quá trình công nghiệp hóa đã từng diễn ra ở các nước tư bản phát triển hay ở các nước công nghiệp mới.

6.1.3.1260. Toàn bộ công cuộc CNH, HĐH ở nước ta được tiến hành theo những quan điểm sau:

6.1.3.1261. Một là, giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Do đó, CNH, HĐH phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài; hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

6.1.3.1262. Hai là, CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo thay cho quan niệm trước đây công nghiệp hóa là việc của nhà nước, thông qua khu vực quốc doanh và tập thể là chủ yếu.

6.1.3.1263. Ba là, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư và phát triển. Vì vậy tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục; tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.

6.1.3.1264. Bốn là, khoa học công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Cần kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.

án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình qui mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng phát triển.

6.1.3.1266. Sáu là, kết hợp chặt chẽ và toàn diện phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước. Xây dựng phương án và cơ chế huy động các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu quốc phòng một cách có hiệu quả. Đồng thời tận dụng những năng lực của quốc phòng để sản xuất hàng dân dụng góp phần đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w