Các hình thức phân phối khác

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 79 - 80)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

6.2.4.3. Các hình thức phân phối khác

6.1.3.1503. Ngoài hình thức phân phối theo lao động, trong TKQĐ còn có các hình thức phân phối khác vì ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

6.1.3.1504. Trong thành phần kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, phân phối thu nhập cá nhân được thực hiện trên cơ sở kết quả lao động, đồng thời phân phối theo cổ phần (vốn, tài sản) của mỗi thành viên đóng góp vào HTX.

6.1.3.1505. Trong thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ thì chủ thể vừa là người lao động, vừa là người sở hữu về TLSX nên kết quả sản xuất kinh doanh thuộc về họ. Thu nhập cá nhân của họ là phần còn lại của tổng giá trị sản phẩm đã thực hiện sau khi trừ đi giá trị cần thiết để tái sản xuất giản đơn và làm nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Thu nhập này phụ thuộc vào sở hữu TLSX, vốn đầu tư, tài năng sản xuất kinh doanh của chính người lao động.

6.1.3.1506. Trong thành phần kinh tế tư bản tư nhân có yếu tố tư bản và lao động làm thuê thì nguyên tắc phân phối là phân phối theo tư bản và giá cả sức lao động. Phần giá trị mới (v+m) do người lao động làm thuê tạo ra được phân chia như sau: trả công cho công nhân làm thuê và những người quản lý; nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà nước; phần còn lại là lợi nhuận của nhà tư bản.

6.1.3.1507. Trong thành phần kinh tế tư bản nhà nước, việc phân phối dựa trên cơ sở vốn cổ phần dưới hình thức lợi tức cổ phần. Đó là một bộ phận giá trị thặng dư được phân chia giữa nhà tư bản và nhà nước đại diện cho lợi ích toàn dân.

6.1.3.1508. Như vậy, cùng với những hình thức phân phối theo lao động, quỹ phúc lợi tập thể xã hội, việc phân phối theo mức đóng góp của giá trị tài sản vào kết quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan trong TKQĐ ở nước ta.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w