Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN ở Việt Nam 1.Cơ chế thị trường là gì?

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 62 - 63)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

4.5. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN ở Việt Nam 1.Cơ chế thị trường là gì?

4.5.1. Cơ chế thị trường là gì?

6.1.3.1342. Dựa trên những chỉ dẫn của Mác, kế thừa một số định nghĩa của các nhà kinh tế học đi trước, chúng tôi cho rằng: “Cơ chế thị trường là phương thức vận hành của nền kinh tế sao cho phù hợp với các qui luật khách quan của thị trường, trong đó gồm có các quan hệ kinh tế (mà quan hệ cung cầu là quan hệ trung tâm), các hình thức kinh tế (mà giá cả thị trường là cốt lõi) và cạnh tranh là sức sống của cơ chế thị trường, từ đó tạo ra những lực hút lực đẩy theo một xu hướng nhất định nhằm chi phối ba vấn đề trung tâm của nền sản xuất xã hội: sản xuất cái gì? sản xuất bằng cách nào? sản xuất cho ai?

6.1.3.1343. Tín hiệu của cơ chế thị trường là giá cả thị trường. Giá cả thị trường có những đặc trưng cơ bản sau:

6.1.3.1344. Thứ nhất, giá cả thị trường là biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường, mà giá trị thị trường là do điều kiện sản xuất của nhóm người sản xuất ra đại bộ phận loại hàng hoá đó quyết định. Do vậy, giá cả thị trường sẽ phân giải thành ba bộ phận, hay nói cách khác, đảm bảo cho người sản xuất: một là, bù đắp được chi phí về TLSX; hai là, bù đắp chi phí để tái sản xuất sức lao động và ba là có lãi.

6.1.3.1345. Thứ hai, giá cả thị trường phụ thuộc vào sức mua của tiền tệ. Giá cả thị trường tỉ lệ thuận với giá trị thị trường và tỉ lệ nghịch với sức mua của tiền tệ. Bởi vậy ngay khi giá trị thị trường của hàng hoá không đổi thì giá cả hàng hoá vẫn có thể tăng lên nếu sức mua của tiền tệ giảm xuống và ngược lại. Trong điều kiện có vàng và ngoại tệ, giá vàng và giá ngoại tệ cũng là một cơ sở quan trọng của sự hình thành giá cả thị trường.

6.1.3.1346. Thứ ba, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Cung và cầu có sức co giãn và thường thay đổi. Quan hệ cung cầu làm cho giá cả lên xuống xoay quanh giá trị của hàng hoá. Cầu về yếu tố đầu vào quyết định cung đầu ra; trái lại cung đầu ra quyết định cầu yếu tố đầu vào; sản xuất quyết định thị trường và thị trường quyết định sản xuất.

6.1.3.1347. Thứ tư, giá cả thị trường có quan hệ chặt chẽ với giá trị sử dụng tức phụ thuộc vào chất lượng của hàng hoá (tiền nào của nấy), vào chi phí để duy trì giá trị sử dụng (hàng hoá có bảo hành hay không có bảo hành).

6.1.3.1348. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, giá cả là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết các hoạt động kinh tế theo những định hướng, mục tiêu nhất định, nhằm duy trì những cân đối của nền kinh tế, phân bố và phân phối lại thu nhập

quốc dân.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w