II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ
5.1.1. Tính kế hoạch cơsở khách quan của kế hoạch hoá
6.1.3.1394. Tính kế hoạch của sản xuất đã từng tồn tại và phát triển trước CNTB. Nó bắt nguồn từ tính chất hợp tác của lao động trên qui mô tương đối lớn. CNTB đã làm cho nền sản xuất XHH ngày càng cao. Tính chất và trình độ xã hội hoá sản xuất đòi hỏi phải có tính kế hoạch, có sự điều tiết xã hội đối với quá trình tái sản xuất xã hội.
6.1.3.1395. Vậy tính kế hoạch là gì? Trước hết, tính kế hoạch là một thể thống nhất của hai mặt đối lập: tính tập trung của nền kinh tế quốc dân và tính độc lập, tự chủ của các DN. Nếu giải quyết tính tập trung không dựa trên cơ sở tính độc lập, tự chủ thì sẽ dẫn tới tập trung, quan liêu, mệnh lệnh. Ngược lại, nếu giải quyết tính độc lập, tự chủ thoát ly mặt đối lập của nó sẽ dẫn đến phân tán, cục bộ, vô chính phủ. Sẽ là không đúng nếu cho rằng tính kế hoạch chỉ là tính thống nhất, tập trung mà thôi.
6.1.3.1396. Nội dung chủ yếu của tính kế hoạch, theo Lênin, là tính cân đối được giữ vững một cách có ý thức. Đó là sự thích ứng giữa những quan hệ tỉ lệ nhất định giữa nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó được thực hiện một cách tự giác, có kế hoạch như một qui luật mà lý trí tập thể của những người sản xuất có thể nhận thức và chi phối được.
6.1.3.1397. Tính kế hoạch rộng hơn tính cân đối. Tính kế hoạch còn bao gồm cả tính thống nhất, tính hiệu quả. Tính cân đối chỉ được duy trì thường xuyên, có ý thức trên cơ sở bảo đảm tính kế hoạch thống nhất từ trên xuống.
6.1.3.1398. Như vậy, phát triển có kế hoạch, cân đối nền kinh tế là một tất yếu khách quan của một nền sản xuất xã hội hoá. Để khả năng đó trở thành hiện thực phải thông qua công tác kế hoạch hóa.