Các hình thức phân phối thu nhập trong TKQĐ lên CNXH I.Phân phối theo lao động

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 78 - 79)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

6.2.4. Các hình thức phân phối thu nhập trong TKQĐ lên CNXH I.Phân phối theo lao động

6.2.4.I. Phân phối theo lao động

6.1.3.1488. Trong TKQĐ lên CNXH và trong giai đoạn thấp của CNCS tất yếu phải phân phối theo lao động. Đó là vì:

6.1.3.1489. Một là, LLSX tuy đã phát triển cao nhưng chưa tới mức có đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu. Phân phối do sản xuất quyết định, nên “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá xã hội do chế độ kinh tế đó xác định”.

6.1.3.1490. Hai là, sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động dẫn tới mỗi người có sự cống hiến khác nhau, do đó phải phân phối theo lao động, nếu không sẽ rơi vào chủ nghĩa bình quân kìm hãm sự phát triển sản xuất.

6.1.3.1491. Ba là, lao động chưa trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống, nó còn là phương tiện để sinh sống. Hơn nữa, trong xã hội còn những tàn dư ý thức, tư tưởng của xã hội cũ để lại nên cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt của xã hội đối với mức độ lao động và mức độ tiêu dùng của từng người.

6.1.3.1492. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người đã cống hiến cho xã hội theo nguyên tắc người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, ai có sức lao động không làm thì không hưởng. Như vậy, phân phối theo lao động là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX và QHSX dưới CNXH.

6.1.3.1493. Phân phối theo lao động có tác dụng tích cực như sau:

- Thúc đẩy mọi người ra sức học tập, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ;

- Nó là hình thức kinh tế cho phép kết hợp chặt chẽ lợi ích xã hội, lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân người lao động;

- Nó là nấc thang cần thiết để khắc phục những tàn dư tư tưởng do xã hội cũ để lại, có tác dụng giáo dục quan điểm và thái độ lao động khoa học và cách mạng.

6.1.3.1494. Phân phối theo lao động là hợp lý nhất, công bằng nhất so với các hình thức đã có trong lịch sử, bởi vì dưới CNXH, mọi người lao động đều bình đẳng trong quan hệ sở hữu về TLSX và trong việc phân phối thu nhập, không có sự phân biệt về tuổi tác, giới tính, chủng tộc và màu da.

6.1.3.1495. Tuy nhiên, phân phối theo lao động còn có hạn chế nhất định ở chỗ: theo Mác, là “Chưa thật sự bình đẳng”. Bởi vì, còn phải dùng qui tắc lấy lao động làm thước đo chung để phân phối thu nhập cho mọi người lao động mà trong thực tế họ không có khả năng lao động ngang nhau, họ có hoàn cảnh gia đình khác nhau, cho nên giữa họ vẫn có sự chênh lệch về của cải, thành ra mức tiêu dùng thực tế của mỗi người khác nhau.

6.1.3.1496. Phân phối theo lao động được thực hiện trong các đơn vị kinh tế dựa trên sở hữu công cộng về TLSX (kinh tế nhà nước) hoặc hợp tác xã (kinh tế tập thể) dưới hình thức là tiền công, tiền lương.

6.1.3.1497. Tiền công trong các đơn vị sản xuất kinh doanh là một bộ phận của giá trị mới dùng để phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động của từng người. Nó phản ánh mối quan hệ giữa người lao động với DN và nhà nước. Vì vậy, tiền công một mặt có tính thống nhất vì nó phụ thuộc vào thang lương, bậc lương, quỹ lương được hình thành dưới sự tác động của nhà nước. Mặt khác, tiền công lại có tính không thống nhất, không ổn định vì nó còn phụ thuộc vào kết quả, chất lượng kinh doanh của DN.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w