Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đi đôi với tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ ngoài vào

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 52)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

3.3.1. Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đi đôi với tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ ngoài vào

chuyển giao công nghệ mới từ ngoài vào

6.1.3.1267. Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nên chưa có sẵn nền đại công nghiệp cơ khí do CNTB để lại. Vì vậy đi liền với cơ khí hoá là điện khí hoá và tự động hoá sản xuất từng bước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Phát triển các ngành chế tạo TLSX là cơ sở, đòn xeo để phát triển nền kinh tế, trong đó có nông lâm ngư nghiệp. Mặt khác, phải tiếp cận ngay nền kinh tế tri thức phát triển các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao. Hiện nay những lĩnh vực công nghệ cao được kể đến là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh, công nghệ vật liệu xây dựng mới - bốn công nghệ mà bất kì một nền kỹ thuật nào cũng phải dựa vào, là thước đo trình độ phát triển của LLSX.

6.1.3.1268. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ có vai trò to lớn đối với CNH, HĐH. Nhưng cách thức tiến hành là khác nhau ở những nước khác nhau. Việt Nam là nước đi sau, nên cách làm rẻ nhất, có hiệu quả nhất để có công nghệ hiện đại là thông qua chuyển giao mới từ nước ngoài. Vấn đề đặt ra là: chúng ta phải đón được hướng đi mới của công nghệ, tạo điều kiện ứng dụng rộng rãi và phát hiện được ngành mũi nhọn. Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian CNH, HĐH.

6.1.3.1269. Vì vậy, đi đôi với quá trình chuyển giao, cần xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo phương hướng: nâng cao năng lực nội sinh là nhân tố quan trọng để thúc đẩy CNH, HĐH; hình thành cơ cấu công nghệ nhiều tầng kết hợp nhiều trình độ, nhiều qui mô, tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến, cải tiến công nghệ truyền thống.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w