II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ
4.5.3. Các chức năng quản lý nhà nước về kinhtế trong nền kinhtế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
định hướng XHCN ở nước ta
6.1.3.1353. Kinh tế thị trường và cơ chế thị trường không làm giảm nhẹ vai trò quản lý của nhà nước mà ngược lại. Để đạt tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sự quản lý của nhà nước về kinh tế phải hướng tới 3 mục tiêu chính. Đó là:
6.1.3.1354. Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đây là mục tiêu sống còn đối với nước ta là một nước đi sau và có điểm xuất phát thấp về kinh tế. Theo Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2003, GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương) chỉ vào khoảng 2000 USD đứng thứ 130 trên 175 nước xếp hạng, bằng khoảng 6% so với Hoa kỳ, 32% so với Thái lan và 50% so với Trung quốc. Như trên đã nói, để đạt được mức thu nhập tính theo đầu người tăng lên gấp đôi thì phải đạt tỉ lệ tăng trưởng bình quân 7 % năm. Cho nên chỉ có tăng trưởng nhanh, bền vững mới tránh được nguy cơ tụt hậu, giảm dần khoảng cách về mức sống so với các nước khác trên thế giới.
6.1.3.1355. Thứ hai, phải hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế thị trường tự nó luôn có khuynh hướng dao động, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế (ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, 2008). Nhà nước XHCN cần chủ động sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các biến động kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển ổn định. Sự ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện cần thiết để kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững.
6.1.3.1356. Thứ ba, phải hướng tới mục tiêu thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. 6.1.3.1357. Loài người đang phải đối đầu với những loại mô hình “phát triển xấu” như sau:
- Tăng trưởng kinh tế nhưng việc làm ngày càng giảm, một lực lượng lao động đáng kể mà phần lớn là thanh niên bị thất nghiệp;
- Tăng trưởng kinh tế nhưng phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Báo cáo Đãi ngộ người lao động, không phải nhóm siêu giàu của Oxfam (2018) chỉ ra tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, khi hầu hết tài sản mới được tạo ra trong năm 2017 đều tập trung vào nhóm những người giàu nhất (chiếm 1% dân số thế giới), trong khi tài sản của những người thuộc nhóm nghèo nhất (50% dân số thế giới) hầu như không được cải thiện. Cụ thể, báo cáo của tổ chức này đã so sánh mức thu nhập của những lãnh đạo hàng đầu và các cổ đông với mức thu nhập của
các công nhân thông thường. Kết quả đáng suy nghĩ là số tiền mà những lãnh đạo cấp cao của 5 hãng thời trang hàng đầu thế giới kiếm được chỉ trong 4 ngày bằng tổng thu nhập của các công nhân dệt may tại Bangladesh trong cả đời lao động cần mẫn. Điều này cũng có thể hiểu rằng những người lao động trực tiếp đang vắt sức lao động để bảo đảm nguồn cung hàng hóa giá cả hợp lý cho thị trường và làm giàu cho giới chủ.
- Tăng trưởng kinh tế nhưng đa số dân chúng không có quyền làm chủ hoặc về hình thức được hưởng một số quyền dân chủ, nhưng không thoát khỏi sự chuyên chế của đồng tiền;
- Tăng trưởng kinh tế nhưng suy thoái về văn hoá, đạo đức;
- Tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn đến nguy cơ của một cuộc “tự sát toàn cầu”...
6.1.3.1358. Nhà nước XHCN phải là chủ thể quyết định trong việc thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội. Đây là tiêu chí cơ bản để phân định CNXH và CNTB, là vấn đề cốt lõi của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.
6.1.3.1359. Đặc trưng của sự quản lý về kinh tế của nhà nước Việt Nam là ở chỗ: nhà nước đang quản lý một nền kinh tế thị trường đang định hình và chưa khẳng định bản chất. Do đó, nhà nước phải làm tốt vai trò quản lý nền kinh tế thể hiện qua các chức năng sau:
- Chức năng thứ nhất là chức năng tạo môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường phát triển
6.1.3.1360. Môi trường chính trị xã hội ổn định, đất nước hoà bình, an ninh được bảo đảm;
6.1.3.1361. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định: lạm phát được kiềm chế ở mức độ cho phép, giá cả ổn định.;
6.1.3.1362. Môi trường pháp lý thông thoáng, rõ ràng với một bộ máy nhà nước trong sạch, đội ngũ công chức có năng lực và phẩm chất tốt;
6.1.3.1363. Quan hệ quốc tế được khai thông, mở rộng và thuận lợi tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển.
- Chức năng thứ hai là hướng dẫn, hỗ trợ các nỗ lực phát triển của các nhà sản xuất kinh doanh thông qua các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước:
6.1.3.1364. Thông qua hệ thống pháp luật tạo ra hành lang pháp lý đảm bảm cho các thành phần kinh tế, các chủ thể sản xuất kinh doanh tự chủ, tự do kinh doanh theo pháp luật; điều chỉnh các quan hệ theo hướng mà nhà nước mong muốn;
6.1.3.1365. Thông qua công cụ kế hoạch hoá bao gồm các nội dung vạch ra chiến lược phát triển KTXH, qui hoạch phát triển KT- XH, kế hoạch trung và dài hạn để định hướng, hướng dẫn cũng như điều tiết chỉ huy nền kinh tế theo những mục tiêu đã định.
6.1.3.1366. Thông qua các công cụ của chính sách tài chính - tiền tệ (như thuế, lãi suất, tỉ giá hối đoái v.v..) để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường nhằm thức đẩy kinh tế tăng trưởng, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
6.1.3.1367. Thông qua quỹ dự trữ và các loại quỹ khác của nhà nước để can thiệp vào thị trường, cắt những cơn sốt về giá cả, điều tiết quan hệ cung cầu, duy trì những quan hệ cân đối trong nền kinh tế;
sách xã hội nhằm thực hiện chiến lược con người, đảm bảo các cơ hội bình đẳng cho mọi người, thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội.
- Chức năng thứ tư là chức năng giám sát, kiểm soát việc sử dụng và quản lý những tài sản, vốn mà nhà nước giao cho các đơn vị, DN thuộc kinh tế nhà nước sử dụng; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế nhằm phát hiện và xử lý những sai phạm, ách tắc, đổ vỡ. đảm bảo cho kinh tế hoạt động hiệu quả, theo đúng định hướng XHCN.