Vai trò của tài chính trong TKQĐ

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 72 - 73)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

5.3.2. Vai trò của tài chính trong TKQĐ

6.1.3.1428. Tài chính là một trong những công cụ, đòn bẩy kinh tế có hiệu lực góp phần rất quan trọng vào việc cải tạo và xây dựng CNXH. Điều đó thể hiện ở chỗ:

6.1.3.1429. Thứ nhất, tạo môi trường và điều kiện để huy động vốn, phân phối vốn đúng hướng làm cho kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Muốn tăng 1% GDP phải tăng từ 3 - 4% vốn đầu tư. Ở nước ta, GDP tăng bình quân khoảng 5,9%/năm giai đoạn 2011 - 2020 là không đạt mục tiêu Chiến lược 7 - 8%/năm và thấp hơn so với hai giai đoạn trước bởi vì vốn đầu tư phát triển chỉ đạt gần 15 triệu tỉ đồng (tương đương 682 tỉ USD), với mức tăng bình quân 10,6%/năm.

6.1.3.1430. Thứ hai, điều tiết kinh tế bằng các chính sách phân phối như: thông qua thuế khoá (năm 2019, chiếm 9,91% GDP và 82,13% tổng thu ngân sách nhà nước), thông qua tín dụng nhà nước như ODA, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bảo đảm 20 - 30% tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế trong những năm 2010 - 2019; thông qua quỹ bảo hiểm, tín dụng ngân hàng huy động hàng chục ngàn tỉ đồng. từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng.

6.1.3.1431. Thứ ba, tài chính là công cụ trụ cột thực hiện kiểm kê, kiểm soát, do đó tăng cường tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh (đồng vốn bỏ ra sinh lời ở mức nào, tạo được bao nhiêu việc làm, đổi mới kỹ thuật ra sao.). Kiểm kê, kiểm soát bằng công cụ tài chính còn là cách thức chống tham nhũng có hiệu quả, góp phần đẩy lùi lãng phí, tham ô, trốn thuế, lậu thuế v.v...

6.1.3.1432. Thứ tư, thông qua phân phối tài chính, hình thành nên quan hệ tích luỹ, tiêu dùng hợp lý; điều tiết thu nhập, chống phân hoá giàu nghèo, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Chính sách xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu của nhà nước đã trực tiếp tác động đến thu nhập thực tế của dân cư, thu nhập bình quân của dân cư

trong cả nước tăng dần qua mỗi năm. Theo Kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2018 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2018 theo giá hiện hành đạt khoảng 3.873,8 nghìn đồng, tăng 25% so với năm 2016, tăng bình quân 11,8% một năm trong thời kỳ 2016-2018. Thu nhập theo giá so sánh (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) của thời kỳ 2016-2018 tăng 8% mỗi năm, cao hơn so với thu nhập theo giá so sánh thời kỳ 2014-2016 (6,6%). Nhóm hộ nghèo nhất (nhóm thu nhập 1) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 923 nghìn đồng, tăng 19,8%; nhóm hộ giàu nhất (nhóm thu nhập 5) đạt 9.318 nghìn đồng, tăng 23,5% so với năm 2016.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w