Đầu tư quốc tế

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 84 - 85)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

7.2.2. Đầu tư quốc tế

6.1.3.1534. Đầu tư quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Có 2 loại hình: đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (một bộ phận quan trọng là ODA).

6.1.3.1535. Trong những năm qua, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã mang lại những thành tựu quan trọng. Tổng số vốn đăng ký giai đoạn 2011 - 2020 đạt trên 278 tỉ USD; vốn thực hiện đạt 152,3 tỉ USD, tăng gần 6,9%/năm, chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong thời gian qua, FDI được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì tập trung vào những ngành có triển vọng hướng vào xuất khẩu.

6.1.3.1536. Năm 1991, hình thức khu kinh tế đặc biệt đầu tiên của Việt Nam ra đời là khu chế xuất. Từ đó cho đến nay có thêm các loại hình: khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở. Theo số liệu của Ban soạn thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế và các mô hình tương tự khác ngày 30/8/2017, tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64 nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó, 220 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 61 nghìn ha và 105 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các khu công nghiệp đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 51%, cao hơn 2% so với cuối năm 2015, riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%, cao hơn 6% so với cuối năm 2015. Hàng năm, số lượng vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp chiếm khoảng từ 60-70% tổng vốn đầu tư FDI thu hút được của cả nước. Trung bình trong giai đoạn 20112015, các khu công nghiệp thu hút được khoảng 40.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước.

6.1.3.1537. Trong một vài năm gần đây, môi trường đầu tư của Việt Nam giảm sút sức hấp dẫn đối với nước ngoài. Theo chúng tôi, đó là vì: hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu minh bạch và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; chi phí đầu vào ở nhiều loại hình dịch vụ còn cao (như điện, nước, internet, fax, vận tải...); thuế thu nhập của người nước ngoài cao nhất ASEAN; chính sách nội địa chưa thoả đáng v.v.

6.1.3.1538. Mặt khác, trên thực tế, sau chặng đường 30 năm thu hút nguồn vốn FDI, theo Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam (số 10/2018), các dự án FDI chủ yếu là lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam chưa cao. FDI cũng chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với DN Việt Nam để cùng tham gia chuỗi giá trị, chưa thúc đẩy được ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý chưa được như kỳ vọng, đóng góp cho ngân sách nhà nước chưa tương xứng (tổng thuế mà DN tư nhân đang đóng góp là 43,82%, trong khi DN FDI chỉ góp 25,28%).

6.1.3.1539. Trong giai đoạn 2006-2015, Việt Nam đã chuyển giao được một số công nghệ trong khai thác dầu khí, xây dựng. Tuy nhiên nhìn trên bình diện chung, gần 14 nghìn dự án FDI mới có khoảng 600 hợp đồng chuyển giao công nghệ, đạt 4,28%. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (2016), hiệu quả chuyển giao công nghệ từ DN FDI của Việt Nam ở mức rất thấp và có xu hướng ngày càng bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, năm 2009 Việt Nam đứng ở vị trí thứ 57 trên toàn cầu về tiêu chí này, nhưng đến năm 2014 đã tụt xuống vị trí thứ 103, giảm 46 bậc sau 5 năm, thấp hơn

nhiều so với vị trí của các nước trong khu vực như Malaysia (thứ 13), Thái Lan (thứ 36), Indonesia (thứ 39), Campuchia (thứ 44). Trong mấy năm gần đây, Việt Nam rất tự hào về kết quả xuất khẩu, nhưng có đến 73% giá trị xuất khẩu thuộc về DN FDI. Họ chỉ coi Việt Nam như là xưởng gia công và là nước “xuất khẩu hộ” cho họ. Họ nhập khẩu đầu vào, xuất khẩu đầu ra, còn Việt Nam chỉ hưởng tiền gia công. Giá trị gia tăng nội địa hàng xuất khẩu của DN FDI tại Việt Nam chỉ 10-20%, chưa bằng một nửa của Thái Lan (45%).

6.1.3.1540. Kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, các DN FDI chỉ mua khoảng 26,6% thiết bị, đầu vào từ DN Việt Nam, còn lại là nhập khẩu và nhập từ công ty mẹ. Điều này chứng tỏ, DN Việt Nam đang được hưởng lợi rất ít từ hiệu ứng lan tỏa do dòng vốn FDI mang lại qua quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất. Các dự án FDI có quá ít liên doanh (khoảng 80% FDI ở Việt Nam là DN 100% vốn nước ngoài). Tỷ lệ các DN tư nhân trong nước đang cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cho DN FDI chỉ khoảng 14%, con số này có dấu hiệu cải thiện theo thời gian, nhưng rất chậm chạp. Bên cạnh đó, nhìn lại chính chúng ta để thấy rằng, trình độ, năng lực hấp thụ công nghệ và khả năng giải mã công nghệ của Việt Nam còn thấp, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào thâm dụng vốn, lao động là chính. Cụ thể, cho tới hiện tại, tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao của Việt Nam chỉ đạt khoảng 20%, trong khi tỷ lệ này của Thái Lan là 31%, Malaysia 51%, Singapore 73%; tiêu chí để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60%. Mục tiêu của Trung Quốc là đến năm 2025 có 70% sản lượng hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao. Trong số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay, Việt Nam mới chỉ thu hút khoảng 100, trong khi Trung Quốc đã thu hút 400 DN. Và ngay cả trong trường hợp thu hút được một số tập đoàn công nghệ cao nổi tiếng toàn cầu như Nokia, Samsung..., công đoạn sản xuất tại Việt Nam là công đoạn cuối, tức là chỉ lắp ráp, không đòi hỏi lao động chất lượng cao và công nghệ tiên tiến.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w