Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 75)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

5.5.2. Chính sách tiền tệ

6.1.3.1453. Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế thông qua việc thay đổi lượng tiền cung ứng: chính sách tiền tệ phải khống chế được lượng tiền phát hành và tổng qui mô cho tín dụng. Khi Nhà nước tăng cung tiền, tín dụng được mở rộng và lãi suất có xu hướng giảm. Lãi suất thấp có tác dụng khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, kết quả tổng cầu tăng lên, do đó sẽ làm tăng sản lượng, tăng việc làm và tăng giá cả trong ngắn hạn. Ngược lại, Nhà nước có thể sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt giảm cung tiền để kiềm chế lạm phát.

6.1.3.1454. Hoạt động thị trường mở là công cụ mà ngân hàng TW mua và bán các chứng khoán có giá trên thị trường tiền tệ cho các ngân hàng thương mại để có thể làm giảm hoặc tăng lượng dự trữ tiền tệ của ngân hàng, qua đó điều hoà khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông. Ví dụ, khi cần thu hồi (thắt chặt) tiền từ lưu thông để giảm khối lượng tiền cung ứng trên thị trường, Ngân hàng TW có thể bán các chứng khoán có giá với giá hấp dẫn cho các ngân hàng thương mại. Và ngược lại, khi cần tăng tiền dự trữ ra lưu thông, Ngân hàng TW có thể mua các chứng khoán có giá của các ngân hàng thương mại với giá cao. Ở Việt Nam, thị trường mở được Ngân hàng TW chính thức thực hiện từ ngày 12/7/2000, đến nay đã phát triển cả về quy mô, tổ chức và chất lượng hoạt động, trở thành công cụ điều tiết tiền tệ chủ yếu của Ngân hàng TW, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở đã đồng hành cùng các tổ chức tín dụng trải qua các diễn biến thăng trầm của thị trường và nền kinh tế, hỗ trợ kịp thời vốn khả dụng VND cho các tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn và điều hòa vốn khả dụng khi dư thừa, thông tin thường xuyên và kịp thời tới thị trường về định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, qua đó tăng hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát, ổn định và phát triển thị trường tài chính - tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng Việt Nam, tháng 4/2018, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch đã nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ “BB- (Triển vọng tích cực)” lên “BB (Triển vọng ổn định)”.

6.1.3.1455. Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn thực hiện điều chỉnh linh hoạt cơ chế lãi suất cơ bản đối với đồng Việt Nam, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cho phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ.

6.1.3.1456. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Kế hoạch hoá là gì? Trình bày phương hướng đổi mới kế hoạch hóa ở nước ta hiện nay.

2. Phân tích bản chất, chức năng của tài chính và các bộ phận cấu thành hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

3. Phân tích bản chất, chức năng và vai trò của tín dụng ở nước ta hiện nay.

6.1.3.1457. CHUYÊN ĐỀ 6. LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THUNHẬP TRONG TKQĐ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w