Phương hướng cơ bản

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 86 - 87)

II 6.1.3.983 về phát triển xã hộ

7.3.2. Phương hướng cơ bản

6.1.3.1544. Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) đưa ra đường lối đối ngoại rộng mở: “Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đại hội Đảng lần thứ VII (1/1996) xác định: “Trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu. Đại hội IX đã kiểm điểm quá trình thực hiện đường lối đối ngoại do Đại hội VII đề ra, một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Một trong những điểm mới được nêu trong văn kiện Đại hội IX là thay câu “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế” thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định phương châm và định hướng lớn của hoạt động đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Điều đó thể hiện chính sách yêu hoà bình, hữu nghị của Việt Nam mong muốn chân thành là bạn với những ai muốn là bạn với Việt Nam; thể hiện thái độ trách nhiệm cao sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước, nghiêm chỉnh thực hiện mọi luật lệ và cam kết chung khi đã thiết lập quan hệ đối tác và ngược lại các đối tác cũng phải nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết đã thoả thuận với nhau. Cơ sở chung để thiết lập quan hệ giữa nước ta với các nước là “Phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

6.1.3.1545. Xuất phát từ quan điểm trên, phương hướng cơ bản nhằm phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại là:

6.1.3.1546. Một là, thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế trong hội nhập. Đa phương hoá là nói về kinh tế nhiều chiều, song phương, đa phương, với từng nước, từng nhóm nước không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; là tham gia vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định, định ước quốc tế. Đa dạng hoá là nói về các hình thức kinh tế đối ngoại như hợp tác đầu tư, xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, tín dụng viện trợ, du lịch dịch vụ v.v... để thực hiện phương hướng đa phương hoá.

6.1.3.1547. Hai là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy cao độ nội lực của cả dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc. Cần nhận thức rõ hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để bảo vệ lợi ích chính đáng của ta. Cần có lộ trình hội nhập từng bước hợp lý, tiến tới tham gia đầy đủ vào các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực; vừa tranh thủ thời cơ thuận lợi trong hội nhập, vừa đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

6.1.3.1548. Ba là, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ về kinh tế để chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo thêm điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

6.1.3.1549. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN trước hết là độc lập tự chủ về đường lối chính trị và kinh tế, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế không bị lệ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị do bên ngoài áp đặt, gây tác hại đến chủ quyền và lợi ích cơ bản của ta; độc lập tự chủ về kinh tế là có thể giữ vững ổn định KTXH và định hướng phát triển trước những chấn động, khủng hoảng của bên ngoài và sự bao vây, cấm vận, chống phá của các thế lực thù địch; độc lập tự chủ về kinh tế không phải là khép kín, tự cung tự cấp mà là kinh tế thị trường mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế.

6.1.3.1550. Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ là một quá trình từ thấp đến cao, gắn liền với tiến trình CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ (PHẦN KINH TẾ VIỆT NAM) (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w