8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Công tác tổ chức hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank
Agribank Gia Lai
Công tác tổ chức hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai do phòng khách hàng doanh nghiệp đảm nhận, giao cho Phó Giám đốc phụ trách. Hiện phòng khách hàng doanh nghiệp có 07 ngƣời, trong đó có 01 Trƣởng phòng và 01 Phó Trƣởng phòng.
Hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu dƣ nợ chung do Agribank Việt Nam giao, Giám đốc Agribank Gia Lai sẽ giao chỉ tiêu dƣ nợ cho vay doanh nghiệp cho phòng khách hàng doanh nghiệp, Trƣởng phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ giao chỉ tiêu dƣ nợ cho vay doanh nghiệp cho cán bộ trong phòng, gắn việc giao chỉ tiêu dƣ nợ với việc chi trả lƣơng kinh doanh. Giữa phòng khách hàng doanh nghiệp với các phòng khác luôn có sự phối hợp với nhau nhằm đem lại hiệu quả công việc tốt nhất.
Về thầm quyền quyết định cấp tín dụng: - Chi nhánh loại 1:
+ Đối với một doanh nghiệp xếp hạng AAA, AA, A: 150 tỷ đồng. + Đối với một doanh nghiệp xếp hạng BBB, BB: 120 tỷ đồng. - Chi nhánh loại 3:
+ Đối với một doanh nghiệp xếp hạng AAA, AA, A: 20 tỷ đồng. + Đối với một doanh nghiệp xếp hạng BBB, BB: 10 tỷ đồng.
- Phòng giao dịch: Không có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
Theo quy định tại Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/8/2014 của Tổng Giám đốc Agribank Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank thì Quy trình cho vay tại Agribank Gia Lai đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:
Bước 1. Tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ vốn vay
Thực hiện: Ngƣời thẩm định
Bước 2. Thẩm định khoản vay
Thực hiện: Ngƣời thẩm định
Bước 3. Kiểm soát hồ sơ vay vốn và nội dung Báo cáo thẩm định
Thực hiện: Ngƣời kiểm soát khoản vay
Bước 4. Thông qua hồ sơ khoản vay tại Hội đồng tín dụng
(Áp dụng đối với các khoản vay phải thông qua Hội đồng tín dụng) Thực hiện: - Ngƣời thẩm định
- Thƣ ký Hội đồng tín dụng - Hội đồng tín dụng
Bước 5. Phê duyệt cho vay
Thực hiện: Ngƣời phê duyệt khoản vay
Tuỳ vào thẩm quyền quyết định phê duyệt cấp tín dụng của các cấp để phê duyệt cấp tín dụng.
Bước 6. Soạn thảo, ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các văn kiện khác
Ngƣời soạn thảo: Ngƣời quản lý khoản vay Ngƣời kiểm soát: Ngƣời kiểm soát khoản vay
Ngƣời ký kết: Ngƣời đại diện Agribank theo thẩm quyền
Bước 7. Giải ngân vốn vay
Bước 8. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay Bước 9. Theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ Bước 10. Thanh lý hợp đồng
Tiếp nhận nhu cầu và hƣớng dẫn khách hàng lập
hồ sơ vay vốn
Thẩm định khoản vay Kiểm soát hồ sơ vay vốn và Báo cáo thẩm định
Trong thẩm quyền Họp HĐTD Không qua HĐTD Qua HĐTD Phê duyệt khoản vay
Ký phê duyệt cho vay (nếu trong thẩm quyền) hoặc ký chấp
thuận cho vay và tờ trình cấp có thẩm quyền (nếu vƣợt thẩm quyền) Đồng ý N Y 51
Nhận xét: Công tác tổ chức hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai đƣợc tiến hành qua nhiều bƣớc, nhiều bộ phận, cán bộ tín dụng tham gia thực hiện tất cả các bƣớc của quy trình tín dụng từ tiếp xúc khách hàng đến phân tích, đề xuất cho vay, giải ngân, thu nợ (gốc và lãi).
Ƣu điểm
- Công tác tổ chức hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai đƣợc tiến hành qua nhiều bƣớc, nhiều bộ phận đáp ứng yêu cầu giám sát, phòng ngừa, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng.
- Cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các bƣớc của quy trình, do đó cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, dễ theo dõi, quản lý khoản vay, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi giao dịch với ngân hàng.
- Việc giao chỉ tiêu dƣ nợ cho vay doanh nghiệp cho cán bộ tín dụng, gắn việc giao chỉ tiêu với chi trả lƣơng kinh doanh đã tạo động lực cho cán bộ tín dụng tìm kiếm nguồn khách hàng doanh nghiệp.
Nhƣợc điểm
- Việc cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các bƣớc của quy trình sẽ tạo áp lực đối với cán bộ tín dụng, vì doanh nghiệp thì đa dạng, ngành nghề phong phú, lĩnh vực đầu tƣ rộng, do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức cả về lý thuyết và thực tế ở nhiều lĩnh vực để tƣ vấn, định hƣớng cho khách hàng.
- Việc giao cho cán bộ tín dụng quá nhiều quyền từ tiếp xúc khách hàng đến phân tích, đề xuất cho vay, giải ngân, thu nợ (gốc và lãi) là cơ hội để không ít cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp kém lợi dụng để trục lợi, dễ xảy ra rủi ro tín dụng.
So với quy trình tín dụng của một số NHTM khác nhƣ Ngân hàng TMCP Đông Á đƣợc thực hiện qua các bộ phận độc lập nhau: bộ phận phát
triển kinh doanh, bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý tín dụng, bộ phận dịch vụ khách hàng, do đó sẽ hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng.
2.2.4. Giải pháp mà Ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của cho vay doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai của cho vay doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai
Chính sách phát triển khách hàng doanh nghiệp
- Chủ động mở rộng thị trƣờng ở các huyện có tiềm năng về tăng trƣởng tín dụng, ít cạnh tranh nhƣ huyện Đức Cơ, huyện KrôngPa, lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh tốt, dự án có hiệu quả, khả thi, lĩnh vực đầu tƣ ít rủi ro.
- Theo dõi kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của khách hàng cũ, lựa chọn những khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, phƣơng án kinh doanh có hiệu quả để có chính sách ƣu đãi hợp lý về lãi suất, phí, tài sản bảo đảm,…
- Khai thác triệt để các chính sách, chƣơng trình tín dụng ƣu đãi dành cho doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng doanh nghiệp nhƣ cho vay ƣu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp, cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 nhóm lĩnh vực, ngành kinh tế ƣu tiên, thực hiện cho vay các chƣơng trình hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, chƣơng trình tái canh cây cà phê, chƣơng trình bình ổn thị trƣờng, chƣơng trình hỗ trợ các khách hàng bị thiệt hại do hạn hán kéo dài.
- Theo dõi nắm bắt thông tin về lãi suất của các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, cân đối lãi suất để tăng năng lực cạnh tranh trên địa bàn.
- Cung cấp, hỗ trợ nhiều tiện ích ngân hàng kết hợp với dịch vụ cho vay doanh nghiệp nhƣ dịch vụ Internet Banking, SMS Banking,…
Chính sách quảng bá, chăm sóc khách hàng
- Đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo các sản phẩm cho vay thông qua phát hành tờ rơi, tăng tần suất quảng cáo các sản phẩm dịch vụ trên Báo Gia Lai,…
- Thƣờng xuyên nghiên cứu tình hình thị trƣờng để cải tiến, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng cũ nhƣ tặng hoa, quà ngày sinh nhật, ngày thành lập công ty,..
- Đổi mới phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhanh chóng trong việc xử lý, giải quyết hồ sơ vay vốn.
Chính sách nguồn lực nhân lực
- Đảm bảo nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nhiệm để bố trí ở vị trí tín dụng.
- Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ, các lớp kỹ năng giao tiếp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp; phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ…
- Thực hiện giao chỉ tiêu cho vay gắn với chi trả lƣơng kinh doanh V2, phát động thi đua, khuyến khích khen thƣởng đối với những cán bộ thực hiện tốt.
Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
- Tuân thủ pháp luật, thực hiện nghiêm chính sách, quy trình tín dụng, đặc biệt là công tác thẩm định tín dụng.
- Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng doanh nghiệp nhƣ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay các khoản vay cũ,…
- Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cho vay:
+ Giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ, việc thực hiện các điều kiện cho vay và thoả thuận tại hợp đồng tín dụng.
+ Giám sát tình hình hoạt động kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận), tình hình tài chính và khả năng trả nợ thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo tồn
kho, báo cáo công nợ, thông tin đại chúng, xuống kiểm tra trực tiếp tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Theo dõi diễn biến trạng thái khoản vay theo nhóm nợ, quản lý nhóm nợ, kịp thời trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
- Thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ:
+ Thƣờng xuyên theo dõi nợ đến hạn, thông báo nợ đến hạn (gốc, lãi, phí) cho khách hàng trƣớc 5 ngày làm việc, đôn đốc khách hàng trả lãi kịp thời, không để xảy ra nợ quá hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng.
+ Khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay chuyển sang nhóm nợ cao hơn chủ động tiến hành kiểm tra khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Hàng năm, tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, chấm điểm xếp hạng khách hàng doanh nghiệp theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank để đánh giá từng khách hàng riêng lẻ.
- Chỉ đạo các phòng chuyên đề tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát dữ liệu trên hệ thống IPCAS và kiểm tra thực tế đối với các Chi nhánh trực thuộc để phòng ngừa rủi ro.
- Xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu, có kế hoạch cụ thể đến từng món nợ để xử lý nhanh, có hiệu quả.
- Những khoản nợ xấu đang khởi kiện, đang yêu cầu thi hành án, yêu cầu Chi nhánh nơi cho vay tích cực làm việc với Toà án, Thi hành án để đẩy nhanh tiến độ giải quyết khởi kiện, thi hành án cƣỡng chế, kê biên để phát mãi tài sản thu hồi nợ.
- Đối với các Chi nhánh có nợ xấu trên 3% không khuyến khích tăng trƣởng dƣ nợ, tập trung xử lý thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lƣợng tín dụng; chỉ đạo thành lập Tổ xử lý nợ xấu, giao nhiệm vụ giám sát, xử lý nợ đến từng
thành viên.