Công tác tổ chức hoạt động cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lai (Trang 34 - 36)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Công tác tổ chức hoạt động cho vay doanh nghiệp

Tuỳ theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng có chính sách, quy trình tín dụng khác nhau, thực hiện qua nhiều khâu, nhiều bộ phận, nhƣng nhìn chung đều giao cho phòng tín dụng đảm nhận chính, do Giám đốc trực tiếp phụ trách hoặc giao cho một Phó Giám đốc phụ trách. Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay doanh nghiệp hàng năm do Ngân hàng trung ƣơng giao hoặc do Ngân hàng tự đƣa ra trên cơ sở Ngân hàng trung ƣơng giao chỉ tiêu dƣ nợ cho vay chung.

Quy trình cho vay doanh nghiệp đƣợc tiến hành qua các bƣớc cơ bản nhƣ sau:

Bước 1. Tiếp nhận, hướng dẫn, lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Đây là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó đƣợc thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.

Bước 2. Phân tích tín dụng

Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lƣợng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về khả năng trả

nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.

Bước 3. Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hƣởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong khâu này thƣờng chú trọng hai vấn đề: (i) thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định. (ii) trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những ngƣời có năng lực phân tích và phán quyết.

Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hƣớng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bƣớc tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng đƣợc rõ.

Bước 4. Giải ngân

Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Giải ngân cũng là một khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trƣớc, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có đƣợc sử dụng đúng mục đích cam kết hay không? Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hoá hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này.

Bước 5. Giám sát tín dụng

Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

Bước 6. Thanh lý hợp đồng tín dụng

Thanh lý hợp đồng tín dụng có thể xảy ra do khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã đến hạn. Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần phải xử lý (i) thu nợ cả gốc và lãi, (ii) tái xét hợp đồng tín dụng, (iii) thanh lý hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lai (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)