8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
- Với lợi thế là một trong những ngân hàng đƣợc thành lập sớm trên địa bàn tỉnh, có mạng lƣới rộng khắp 17 huyện, thị xã, thành phố, Agribank Gia Lai đã xây dựng đƣợc hình ảnh, thƣơng hiệu, uy tín đối với ngƣời dân. Đồng
thời, kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Agribank Gia Lai luôn phát triển tƣơng đối toàn diện, luôn vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao; huy động vốn và dƣ nợ cho vay tăng trƣởng khá và luôn dẫn đầu ngành ngân hàng trên địa bàn. Đƣợc Cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng ghi nhận, giúp đỡ. Đây là những cơ hội để Agribank Gia Lai tiếp tục giữ vững thƣơng hiệu, vị thế để thu hút, phát triển thêm nhiều khách hàng mới, dự án mới.
- Lãnh đạo Agribank Gia Lai đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh công tác huy động vốn: chú trọng triển khai các chƣơng trình khuyến mại trong huy động vốn nhƣ tặng thẻ cào, rút thăm trúng thƣởng; mở rộng đối tƣợng giao khoán và kiên quyết thực hiện giao khoán gắn với chi trả lƣơng kinh doanh V2. Do đó, nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân 3 năm (2013-2015) là 17,6%, do đó Agribank Gia Lai có nguồn lực tài chính dồi dào, có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng.
- Agribank Gia Lai đã chú trọng mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn, tập trung ƣu tiên vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; chủ động tìm kiếm khách hàng tốt, tiềm năng, dự án khả thi, hiệu quả; thực hiện tốt các cơ chế ƣu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp để tăng trƣởng tín dụng nhƣ giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam, cho vay ƣu đãi bằng USD đối với khách hàng xuất, nhập khẩu,… Do đó, cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế đƣợc phân bổ theo đúng hƣớng chỉ đạo của Ngành là ƣu tiên cho nông nghiệp, nông thôn (dƣ nợ cho vay nông, lâm nghiệp, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao và đều tăng trƣởng qua các năm).
- Lãi suất cho vay của Agribank Gia Lai trong giai đoạn này đã hấp dẫn hơn so với các năm trƣớc, tiềm năng mở rộng cho vay doanh nghiệp vẫn còn nhiều, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Công tác xử lý nợ xấu trong giai đoạn này của Agribank Gia Lai đƣợc thực hiện khá tốt, chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng để xử lý, tiếp đến là biện pháp thu hồi nợ trực tiếp và phát mại tài sản đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, dƣ nợ chủ yếu là dƣ nợ hộ sản xuất (chiếm 81%) nên an toàn vốn tốt hơn, các khoản nợ xấu lớn phát sinh những năm trƣớc (chủ yếu là doanh nghiệp) đã đƣợc xử lý cơ bản. Do đó đảm bảo tăng trƣởng tín dụng theo hƣớng hiệu quả, an toàn.
- Cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các bƣớc của quy trình tín dụng, do đó cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, xử lý hồ sơ nhanh chóng, dễ theo dõi, quản lý khoản vay; tiếp xúc giữa doanh nghiệp và ngân hàng diễn ra dễ dàng, thuận lợi.
- Chú trọng củng cố và nâng cao chất lƣợng dịch vụ hiện có, phát triển mạnh các lĩnh vực phát huy lợi thế về công nghệ, điều kiện sẵn có, tiềm năng phát triển nhƣ bảo hiểm bảo an tín dụng, Mobile banking, thu hộ tiền điện, tiền nƣớc,… và quan tâm phát triển các dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.
- Đã quan tâm đến công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng; kiện toàn các khâu tiếp đón, đổi mới tác phong giao dịch, thái độ phục vụ đối với khách hàng.