Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, chăm sóc khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lai (Trang 98 - 100)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, chăm sóc khách hàng doanh

hoặc có nguy cơ làm ăn thua lỗ, cán bộ tín dụng phải khéo léo giảm dần dƣ nợ và kiên quyết thu hồi vốn trƣớc hạn.

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp nghiệp

- Agribank Gia Lai trong tiềm thức của ngƣời dân là ngân hàng nông nghiệp, nông thôn, chỉ gắn bó với nhóm khách hàng truyền thống liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vì vậy các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác rất ngại đến với Agribank Gia Lai. Vì vậy, Agribank Gia Lai cần phải có chiến lƣợc marketing theo hƣớng giới thiệu Agribank Gia Lai là ngân hàng có thể phục vụ tất cả đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích, có nhiều gói sản phẩm chuyên biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp,…

- Đối với Phòng Dịch vụ và Marketing cần phải:

+ Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập ý kiến phản ảnh của khách hàng, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng nghiên cứu thị trƣờng, từ đó xây dựng chiến lƣợc khách hàng phù hợp, hiệu quả nhằm giữ vững khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.

+ Xây dựng chƣơng trình quảng cáo với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, có mục tiêu hƣớng đến các đối tƣợng cụ thể, khách hàng dễ tiếp cận và luôn hƣớng đến những tính tiện ích của sản phẩm mà khách hàng đang mong muốn. Ngoài việc tiếp tục sử dụng các hình thức quảng cáo truyền thống là phát tờ rơi, quảng cáo trên panô, áp phích, đài phát thanh - truyền hình, báo, tạp chí,…, cần tăng

cƣờng quảng cáo thông qua các hoạt động xã hội: tặng học bổng cho sinh viên, học sinh, xây trƣờng học, tặng nhà tình thƣơng.

+ Tăng cƣờng hơn nữa công tác tiếp thị trực tiếp đến các doanh nghiệp tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để có hƣớng hỗ trợ kịp thời.

- Đặt quan hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ tỉnh để nhờ phát các tài liệu về sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng, các nhà đầu tƣ đến liên hệ công tác.

- Tăng cƣờng mối quan hệ với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh để nắm danh sách những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp mới thành lập để phân công cán bộ kịp thời tiếp cận.

- Đánh giá, phân nhóm khách hàng doanh nghiệp theo từng hạng để từ đó có chính sách chăm sóc khác nhau với từng đối tƣợng khách hàng tạo cho khách hàng cảm nhận đƣợc sự khác biệt so với khách hàng khác, so với ngân hàng khác nhƣ:

+ Ƣu đãi về lãi suất, thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm,…

+ Thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ, ngày thành lập doanh nghiệp, sinh nhật lãnh đạo,…

+ Các chính sách hậu mãi khác: tƣ vấn nghiệp vụ, thông tin sản phẩm mới, giữ hộ, vận chuyển hộ,…

- Có chế độ khen thƣởng đối với những cán bộ có phong cách phục vụ tốt, kịp thời chấn chỉnh những cán bộ có thái độ giao tiếp chƣa tốt nhằm mang lại sự thoải mái, hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

- Thực hiện tốt chƣơng trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng doanh nghiệp để vừa tri ân đến những khách hàng gắn bó với Agribank Gia Lai; vừa tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu vay vốn; vừa đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các sản phẩm dịch

vụ mới tốt hơn, phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lai (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)