Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lai (Trang 85 - 91)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

- Một số huyện chỉ có Chi nhánh của Agribank Gia Lai (nhƣ huyện Kon Chro, Krông Pa), mang tính chất độc quyền nên doanh nghiệp không có nhiều cơ hội lựa chọn để quyết định vay vốn đầu tƣ, do đó nhiều cán bộ tín dụng mang tâm lý thụ động, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.

- Ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào thị trƣờng, làm cho sự cạnh tranh của ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt. Mặt khác, Agribank Gia Lai không phải là ngân hàng đi đầu về bán buôn, trong khi BIDV, VCB là những ngân hàng có thế mạnh về bán buôn chuyên phục vụ các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn, do đó lãi suất, phí của Agribank Gia Lai vẫn còn cao so với các NHTM khác, tính hấp dẫn của Agribank Gia Lai không cạnh tranh bằng các ngân hàng khác.

- Quy trình tín dụng còn nhiều vƣớng mắc chậm đƣợc giải quyết nhƣ: + Trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, vẫn còn mang tính chất hợp lý hoá, thủ tục còn kéo dài, rƣờm rà. Điều này vừa gây lãng phí, vừa làm mất thời gian không cần thiết của cả hai bên nên việc tăng trƣởng tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn.

+ Tiềm ẩn rủi ro vẫn còn tồn tại ở một số Chi nhánh trực thuộc và còn yếu ở một số khâu nhƣ chất lƣợng thẩm định, kiểm tra thực tế, quản lý nợ vay,… Quá trình kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay còn mang tính thủ

tục, nhiều cán bộ tín dụng chƣa đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều món vay có dấu hiệu rủi ro nhƣng không phát hiện kịp thời để xử lý.

- Chính sách tín dụng còn nhiều điểm chƣa phù hợp, chƣa linh hoạt cho vay đối với khách hàng hiện tại, đặt nặng cho vay có tài sản đảm bảo, chính sách lãi suất cho vay chƣa linh hoạt đối với từng loại đối tƣợng khách hàng.

- Việc cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các bƣớc của quy trình sẽ tạo áp lực đối với cán bộ tín dụng, vì doanh nghiệp thì đa dạng, ngành nghề phong phú, lĩnh vực đầu tƣ rộng, do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức cả về lý thuyết và thực tế ở nhiều lĩnh vực để tƣ vấn, định hƣớng cho khách hàng. Đồng thời, việc giao cho cán bộ tín dụng quá nhiều quyền từ tiếp xúc khách hàng đến phân tích, đề xuất cho vay, giải ngân, thu nợ (gốc và lãi) là cơ hội để không ít cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp kém lợi dụng để trục lợi, dễ dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Cán bộ hầu hết là lớn tuổi (độ tuổi bình quân là 39 tuổi), mặc dù có trình độ, kinh nghiệm nhƣng hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, cập nhật tình hình thị trƣờng, tìm kiếm và tƣ vấn khách hàng; chƣa linh động trong việc giải quyết, xử lý hồ sơ; tính năng động, sáng tạo còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới, nhất là tại các địa bàn có tính cạnh tranh cao nhƣ thành phố Pleiku, thị xã An Khê.

- Hoạt động quảng bá, công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc quan tâm, đầu tƣ đúng mức, không cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn. Không thành lập Bộ phận Dịch vụ và Marketing tại các chi nhánh loại 3 và phòng giao dịch, trong khi hoạt động của phòng Dịch vụ và Marketing tại Hội sở còn hạn chế, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thẻ và huy động vốn.

hiện các hình thức chăm sóc mang tính truyền thống nhƣ tặng hoa, quà ngày lễ, Tết, thành lập doanh nghiệp, ngày sinh nhật của lãnh đạo nên khách hàng chƣa cảm nhận đƣợc sự khác biệt so với các ngân hàng khác.

b. Nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp

- Phần lớn các doanh nghiệp tiềm lực tài chính còn yếu, hạn chế về năng lực quản trị điều hành, thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin thị trƣờng, chế độ báo cáo tài chính còn lỏng lẻo, không minh bạch, rõ ràng, không đƣợc kiểm toán hàng năm, do đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định, đánh giá và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

- Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tài sản bảo đảm, không có đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật; tài sản bảo đảm có tính thanh khoản thấp nên ngân hàng khó xác định giá trị của tài sản bảo đảm. Mặt khác, ngân hàng muốn nhận bất động sản làm tài sản thế chấp, trong khi phần lớn tài sản của doanh nghiệp tồn tại dƣới dạng hàng tồn kho hoặc các khoản phải thu có giá trị lớn nên việc tiếp cận vốn tín dụng với doanh nghiệp trở nên khó khăn.

- Doanh nghiệp mang tâm ý e ngại và chƣa chủ động tìm hiểu các tiện ích từ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, ngại tiếp cận vốn vay ngân hàng.

- Việc lập kế hoạch, phƣơng án sản xuất - kinh doanh của một số doanh nghiệp chƣa thực sự khả thi, thiếu tính thuyết phục, nhiều lúc còn mang tính chủ quan, áp đặt của chủ doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sử dụng vốn vay ngân hàng, kế hoạch trả nợ chƣa phù hợp dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

c. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế - xã hội

- Hệ thống văn băn pháp luật chƣa phù hợp, đồng bộ, chậm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế: nhƣ các thủ tục cấp đăng ký kinh doanh, cấp phép dự án đầu tƣ, các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm

bảo còn rƣờm rà; thủ tục xử lý bán đấu giá tài sản đảm bảo khi nợ xấu xảy ra còn nhiều khó khăn, thời gian kéo dài làm ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

- Các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ của Chính phủ thì nhiều nhƣng điều kiện để doanh nghiệp đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi, hỗ trợ thì khó đáp ứng và khả năng tiếp cận với các nguồn vốn này thì khó khăn, chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với ngân hàng.

- Ở Việt Nam chƣa có tổ chức nào thực hiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, vì vậy các NHTM thƣờng tự xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho khách hàng. Trong khi nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp thu thập từ các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng trong khi hầu hết các doanh nghiệp ở Gia Lai đều không đƣợc kiểm toán. Do đó kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp do ngân hàng thực hiện có nhƣợc điểm chủ quan là không phản ánh trung thực và khách quan uy tín tín dụng của khách hàng, có thể ảnh hƣởng bởi sự nhìn nhận và tiêu chí chủ quan do ngân hàng đặt ra.

- Do ảnh hƣởng kinh tế chung của thế giới nên hoạt động sản xuất - kinh doanh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi gặp trở ngại từ nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu ra sản phẩm, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bị hạn chế.

- Mặc dù mạng lƣới rộng khắp 17 huyện, thị xã, thành phố nhƣng đặc thù tại một số huyện có số lƣợng doanh nghiệp ít nhƣ huyện Phú Thiện chỉ có 3 doanh nghiệp, huyện IaPa chỉ có 4 doanh nghiệp, do đó việc mở rộng cho vay doanh nghiệp tại một số huyện rất khó khăn.

- Khách hàng của Agribank Gia Lai chủ yếu liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chịu nhiều ảnh hƣởng bởi thời tiết hạn hán, mất mùa

xảy ra thƣờng xuyên, giá cả các mặt hàng nông sản biến động thất thƣờng... gây ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhu cầu vay vốn ngân hàng. Do đó, cũng ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình cho vay doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai, đánh giá ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế làm căn cứ để đề ra giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank Gia Lai trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK GIA LAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh gia lai (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)