8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đầu vào cho vị trí tín dụng: + Ngoài việc lựa chọn những cán bộ thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn và có đạo đức để bố trí vào vị trí tín dụng, nên ƣu tiên đối với những trƣờng hợp có kiến thức về kinh tế, xã hội, khả năng giao tiếp, những cán bộ có kinh nghiệm công tác từ các ngân hàng khác...
+ Đối với cán bộ mới tuyển dụng phải qua thời gian thử thách và học việc ít nhất 3 năm mới đƣợc bố trí ở vị trí tín dụng.
- Tập trung đào tạo sâu kiến thức về đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, pháp luật, kỹ năng tiếp cận, tác nghiệp cho vay, xử lý rủi ro nhằm tạo ra một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ.
- Định kỳ tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về cho vay doanh nghiệp, thẩm định, chia sẻ kinh nghiệm, xử lý tình huống; các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, tâm lý học, giáo dục về đạo đức nghề nghiệp qua đó giúp cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu sản phẩm, dịch vụ mới, có kỹ năng marketing ngân hàng và có đạo đức nghề nghiệp, khuyến khích họ trở thành những tuyên truyền viên đắc lực về ngân hàng mình, nhất là cán bộ ở các Chi nhánh loại 3, phòng giao dịch.
- Hàng năm tổ chức thi kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, đối với những cán bộ tín dụng không đạt yêu cầu phải thuyên chuyển sang các bộ phận khác.
- Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ tín dụng giữa Hội sở với các Chi nhánh loại 3, phòng giao dịch nhằm tạo điều kiện cho cán bộ mau trƣởng thành về nghiệp vụ và kiến thức thực tế.
- Áp lực đối với cán bộ tín dụng là rất lớn, do đó cần có chính sách tiền lƣơng, khen thƣởng và chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ tín dụng nhƣ
khen thƣởng đối với những cán bộ vƣợt chỉ tiêu giao khoán, tổ chức tham quan, du lịch vào các dịp lễ, Tết,…
- Có chính sách khuyến khích, động viên nghỉ hƣu trƣớc tuổi đối với những cán bộ lớn tuổi, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.