7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ngành xây
dựng
a. Doanh nghiệp xây dựng
Tại khoản 21, điều 3 Luật xây dựng số 50/2014QH13 quy định: Hoạt
động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây
dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Trong đó, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao
động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thẻ bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác (Khoản 10 điều 3 Luật xây dựng số 50/2014QH13).
Đối với ngân hàng, khách hàng doanh nghiệp ngành xây dựng của ngân hàng chính là những doanh nghiệp ngành xây dựng có hoạt động xây dựng trong kinh doanh, sản xuất của đơn vị nhằm tạo ra các sản phẩm.
b. Các đặc trưng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành Xây dựng liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng
-Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu xây dựng mở rộng, doanh thu và lợi nhuận của ngành sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu xây dựng giảm ở cả khu vực công và khu vực tư, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của ngành sụt giảm.
-Ngành xây dựng có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu về ngành xây dựng. Thị trường bất
động sản đóng băng thì ngành xây dựng sẽ gặp khó khăn do lượng cầu giảm mạnh.
-Đây là một ngành kinh tế thâm dụng vốn do chi phí ban đầu lớn, đòi hỏi phải có máy móc, thiết bị chuyên dụng giá trị lớn. Chi phí cố định của ngành cao.
-Sản phẩm xây dựng cơ bản có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn. Chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, hiệu quả kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý sản xuất và đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao.
-Sản phẩm xây dựng mang tính chất riêng lẻ. Mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau tùy theo đơn đặt hàng, do đó, yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công cũng là khác nhau và phải phù hợp với đặc diểm của từng công trình cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Chi phi bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình.
-Việc thi công xây dựng mang tính chất thời vụ: thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết.
Nhìn chung, những đặc điểm trên của ngành xây dựng thể hiện rõ đây là ngành có tính chất đặc thù, tính rủi ro cao do những nhân tố khó xác định trước, chịu ảnh hưởng lớn của chu kỳ nền kinh tế thị trường nói chung, cũng như sự lên xuống của thị trường bất động sản nói riêng.
c. Các đặc điểm trong cho vay đối với doanh nghiệp ngành xây dựng
Dựa trên các đặc điểm của ngành xây dựng đã phân tích, có thể nhận thấy rằng, để cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp thuộc ngành này, ngân hàng cần thiết phải cẩn trọng, thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, về thị trường vĩ mô cũng như các nghiên cứu thực tế, các dự báo về môi trường, thời tiết, khí hậu… nhằm gia tăng tính khách quan khi raquyết định cho vay đồng thời giảm rủi ro tín dụng trong quá trình hợp tác với khách hàng. Một cách cụ thể, hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành xây dựng có các đặc điểm:
-Đối tượng cho vay: những công trình xây dựng cơ bản, bao gồm: công trình đầu tư xây dựng mới; đầu tư bổ sung nhằm khôi phục, thay thế, cải tạo, mở rộng và di chuyển địa điểm một bộ phận hay toàn bộ cơ sở sản xuất… của
các doanh nghiệp ngành Xây dựng, có khả năng đưa lại hiệu quả kinh tế, có khả năng thu hồi được vốn, trả được ngân hàng theo thời hạn quy định.
-Mục đích tài trợ: Cho vay phục vụ hoạt động thi công xây dựng bao gồm nhưng không giới hạn: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí ban đầu triển khai thi công công trình, chi phí thanh toán cho nhà thầu phụ, chi phí lương, dự toán công trình được duyệt… Mục đích tài trợ cũng như phương án thực hiện của dự án/kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cần được xem xét kỹ lưỡng về khả năng thực thi trong mối quan hệ với các nhân tố tác động khác như nhân công, nguồn nguyên liệu, đối tác đầu ra, đầu vào, xu thế của nền kinh tế, thị trường nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
-Mức cho vay: sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, đồng thời chi phí cố định ngành cao do đó, mức cho vay đối với ngành xây dựng thường có quy mô lớn.
-Kỳ hạn vay: Kỳ hạn vay dài. Do thời gian thi công dài nên kỳ tính giá
được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước, tùy thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. Kỳ hạn vay thường được xác định theo từng giai đoạn gắn với các thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
-Bảo đảm tín dụng: Trong cho vay đối với ngành này, kỳ hạn vay dài và mức cho vay lớn, đồng thời rủi ro cũng khá lớn, thông thường các ngân hàng chủ yếu nhận đảm bảo bằng tài sản.