Phân tích công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nghành xây dựng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 33 - 43)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Phân tích công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay doanh

nghiệp

Bộ máy tổ chức và con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức phù hợp, có sự phân chia công việc rõ ràng, bố trí nhân sự khoa học, hợp lý phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ

từng người góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình quản lý, thực thi cung ứng sản phẩm, dịch vụ, thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi, khai thác cũng như chăm sóc khách hàng.

Chuyên môn, nghiệp vụ, sự thực hiện tốt công việc cá nhân và sự phối hợp trong công tác giữa các nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Trong hoạt động cho vay của NHTM, mỗi nhân viên có thể đơn nhiệm về một nhóm đối tượng khách hàng hoặc đa nhiệm tùy theo sự phân công của lãnh đạo.

Quy trình cho vay là tổng hợp của các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, gồm các công việc theo một trình tự nhất định tạo thành một quá trình gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Quy trình cho vay là cơ sởđể

dựa trên đó, các cấp lãnh đạo và nhân viên thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, đảm bảo hoạt động cho vay diễn ra thông suốt, thuận lợi qua các bộ

phận cho đến khi vốn vay đến với khách hàng. Các quy định, chế tài kèm theo cũng hết sức quan trọng đóng vai trò hướng dẫn, thông báo, cảnh báo nhân viên một số các vi phạm trong quá trình tác nghiệp.

1.2.3. Phân tích các hoạt động đã triển khai nhằm đạt được mục tiêu đề ra của hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng

Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong thực tế, ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn từ môi trường bên ngoài, từ đối thủ cạnh tranh... Do vậy, ngân

hàng cần thiết tiến hành một cách đồng bộ các hoạt động và các chính sách kèm theo các hoạt động đó:

a. Hot động nghiên cu kho sát th trường và nhu cu khách hàng

Là các hoạt động điều tra thị trường, nghiên cứu khách hàng, nhu cầu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, rà soát, đánh giá, xây dựng danh mục khách hàng. Việc xác định thị trường mục tiêu nhằm phân đoạn thị

trường ra nhiều phân khúc nhỏ dựa vào sự khác biệt về đặc điểm của khách hàng về quy mô doanh nghiệp, nhu cầu vốn, đặc tính sản xuất, ngành nghề,… làm cơ sở để xây dựng các chính sách, sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc. NH có thể điều tra nhu cầu khách hàng bằng việc sử

dụng các phương pháp: Điều tra khách hàng thường xuyên, phân tích các ý kiến phàn nàn từ trung tâm 24/7, hộp thư điện tử, thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với khách hàng…

b. Hot động phát trin sn phm, chính sách giá c và các quy định kèm theo

-Chính sách sản phẩm (product)

Ngân hàng xây dựng, phát triển, cải tiến danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp bối cảnh, nhu cầu thị trường hoặc tạo sự khác biệt trong sản phẩm cung cấp, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Các chính sách cụ thể được sử dụng như:

Chính sách phát triển danh mục và chủng loại Sản phẩm dịch vụ: Đưa ra thêm các sản phẩm dịch vụ mới để mở rộng danh mục; kéo dài các loại SPDV đang có; loại bỏ những SPDV kém hiệu quả; hiện đại hóa SPDV bằng cách điều chỉnh từng phần hay thay đổi đồng loạt các SPDV để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Các chính sách phát triển đặc tính của SPDV: Cải tiến chất lượng SPDV trên hai phương diện chính: phương diện kỹ thuật - áp dụng các công

nghệ mới, cải tiến SPDV, gia tăng tiện ích, tính năng sản phẩm (theo nguyên tắc: tính năng nào mà được khách hàng đánh giá cao nhưng chi phí thấp sẽ được ưu tiên phát triển trước) và phương diện chức năng - cải tiến quy trình cung cấp SPDV đến khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

-Chính sách giá (price):

Ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh về giá, áp dụng các mức lãi suất và phí dịch vụ linh hoạt, ưu đãi cho khách hàng. Giá là số tiền mà doanh nghiệp phải trả khi sử dụng một SPDV nào đó từ NH. Giá chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lợi nhuận, doanh thu, thị phần, sản lượng. Đồng thời, giả cả phải tương xứng với giá trị được cảm nhận khi khách hàng sử dụng SPDV nếu không người mua sẽ tìm mua SPDV của nhà cung cấp khác. Chính vì thế, NH có thể lựa chọn mức giá phù hợp để vừa tối đa hóa lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh.

-Các quy định kèm theo

Đối với từng sản phẩm, dịch vụ , NH đặt ra các điều kiện đối với khách hàng nhằm đảm bảo quá trình hợp tác an toàn và đôi bên cùng có lợi giữa ngân hàng và khách hàng. Những quy định có thể là quy định chung cho mọi khách hàng như : tình hình tài chính doanh nghiệp tốt, không phát sinh nợ xấu tại những tổ chức tín dụng khác,.. hoặc những quy định áp dụng linh hoạt cho từng nhóm khách hàng khác nhau về doanh thu (khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng lớn), về sở hữu ( doanh nghiệp nhà nước hoặc tư

nhân), nguồn vốn công trình (vốn ngân sách nhà nước, vốn ngân sách bộ quốc phòng, vốn viện trợ ODA, vốn FDI, vốn tư nhân)… Dựa trên quy định về

phân nhóm khách hàng, ngân hàng cung cấp sản phẩm, mức lãi suất ưu đãi tương ứng, xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí ngân hàng phải bỏ ra và lợi ích thu được từ khách hàng. Ở cấp độ chi nhánh chỉ có thể tuân thủ và áp

dụng dựa trên các quy định hội sở ban hành mà không được quyền cải tiến, thay đổi khi chưa được sự chấp thuận của hội sở.

c. Hot động qung bá, thu hút khách hàng

Hoạt động quảng bá – thu hút khách hàng cũng góp phần hết sức quan trọng trong quá trình cung ứng sản phẩm, khuyến khích việc tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Hoạt động này được thực hiện thông qua chính sách giao tiếp – khuếch trương.

Chính sách giao tiếp – khuếch trương (promotion): Truyền thông và cổ động là các hoạt động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý, thị hiểu khách hàng để xác lập mức cầu thuận lợi cho doanh nghiệp. Nó tập hợp một hỗn hợp xúc tiến gồm: Quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp… Mục đích chính của hoạt động này là cung cấp thông tin cho khách hàng, giúp khách hàng nhận thức rõ hơn về giá trị dịch vụ. Các chính sách thường dùng nhằm thu hút khách hàng, cả khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại, như : tuyên truyền, quảng cáo, tổ chức chương trình khuyến mãi, tặng quà dịp lễ, tài trợ….

d. Hot động nâng cao cht lượng cung ng dch v

Quy trình dịch vụ và con người là hai nhân tố chính yếu tạo nên chất lượng cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, còn có các nhân tố quan trọng khác là cơ

sở vật chất và kênh phân phối.

-Chính sách về quy trình dịch vụ (process): xây dựng quy trình dịch vụ đảm bảo an toàn, tiện lợi, hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng. Qui trình SPDV: Luôn thay đổi và chịu sự tác động của thực tế, đồng thời là cơ sở thể

hiện tính đổi mới trong ngân hàng. Trong đó, sự rõ ràng của các văn bản, phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, sự tương tác giữa các nhân viên với khách hàng, mô hình vận hành và liên kết trong nội bộ ngân hàng là hết sức cần thiết.

-Chính sách con người (person): nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,

đào tạo nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc đời sống tinh thần nhân viên, từ đó nâng cao tinh thần làm việc, óc sáng tạo, lòng trung thành. Con người trực tiếp tạo ra SPDV và tác động đến chất lượng SPDV nên việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân viên tốt sẽ tác động đến thành công của ngân hàng cung cấp SPDV.

-Chính sách cơ sở vật chất (physical Evidence): Nâng cao chất lượng cơ

sở vật chất: phòng làm việc, quầy giao dịch, bàn, ghế, bãi đỗ xe, hệ thống ATM, lực lượng bảo vệ, lễ tân…

-Chính sách kênh phân phối (place): các chính sách liên quan về mạng lưới kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối gián tiếp thông qua mạng Internet, điện thoại… Do đặc điểm của SPDV ngân hàng, kênh phân phối thường ngắn, sử dụng tối đa là 1 cấp trung gian.

e. Hot động kim soát ri ro tín dng

Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống kiểm soát rủi ro phù hợp với từng giai đoạn thời gian; theo dõi, kiểm tra định kỳ khoản vay đã giải ngân, tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để chủ động xử

lý kịp thời các tình huống xấu. Các quy định mang tính ràng buộc kèm theo hợp đồng tín dụng như quy định về tỷ lệ tài sản đảm bảo tiền vay, về tỷ lệ

chuyển doanh thu về tài khoản mở tại ngân hàng… cũng góp phần kiểm soát rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành xây dựng

Về cơ bản, phân tích kết quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành xây dựng cũng dựa trên phương pháp, cách thức phân tích kết quả hoạt

quả hoạt động cho vay tương ứng với những mục tiêu đặt ra ban đầu của ngân hàng: tăng trưởng, kiểm soát rủi ro, chất lượng, thu nhập thể hiện qua các tiêu chí phản ánh như sau:

a. Các tiêu chí phn ánh tăng trưởng cho vay

Mức độ tăng trưởng thể hiện năng lực cơ bản về mở rộng quy mô hoạt

động, phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đánh giá mức

độ tăng trưởng còn cho phép phát hiện các xu hướng, dự báo triển vọng phát triển của ngân hàng hoặc nguy cơ tiềm ẩn. Đánh giá mức độ tăng tưởng thể

hiện qua chỉ tiêu so sánh theo thời gian là chỉ tiêu tốc độ phát triển theo thời gian và tốc độ tăng theo thời gian. Trong đó, chỉ tiêu tốc độ phát triển được sử

dụng chính trong đề tài.

-Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Dư nợ vay doanh nghiệp được tính tại một thời điểm nhất định, cho biết quy mô cho vay đối với các doanh nghiệp tại thời điểm đó. Cũng có thể hiểu

đây là khối lượng tiền mà ngân hàng bơm vào lưu thông thông qua việc sử

dụng vốn của các doanh nghiệp vào các mục đích khác nhau. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả

năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng cao bởi vì đằng sau những khoản cho vay đó còn những rủi ro cho vay mà ngân hàng phải gánh chịu.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp : Tiêu chí đánh giá tốc

độ tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp qua các năm hoặc giữa năm phân tích so với năm gốc. Đây là chỉ tiêu được phân tích theo chiều ngang để thấy rõ hơn về mức độ tăng trưởng nhanh hay chậm, mở rộng hay thu hẹp của chỉ tiêu này.

Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp: Phân tích sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ cho thấy xu hướng chuyển đổi trong phương hướng hoạt động cho vay

cùa ngân hàng trong từng giai đoạn nhất định. Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ cho vay có thể được đánh giá theo theo kỳ hạn, phương thức cho vay, đối tượng cho vay, hình thức bảo đảm, loại tiền tệ cho vay hoặc theo ngành nghề doanh nghiệp vay vốn.

-Số lượng doanh nghiệp vay vốn

Chỉ tiêu thể hiện số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Số lượng khách hàng càng nhiều nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn của nhiều người hơn. Tuy nhiên, việc tăng lên về số lượng khách hàng không phản ánh một cách chính xác về chất lượng phát triển cho vay của ngân hàng.

-Dư nợ cho vay bình quân mỗi khách hàng:

Dư nợ cho vay bình quân mỗi khách hàng vay tăng lên nghĩa là số lượng khách hàng có những món vay giá trị lớn ngày càng nhiều.

Xem xét cùng lúc cả ba chỉ tiêu trên cho biết dư nợ kỳ này tăng lên so với kỳ trước là do số lượng khách hàng kỳ này cao hơn số lượng khách hàng kỳ trước hoặc dư nợ của từng khách hàng tăng lên

-Thị phần cho vay doanh nghiệp

Thị phần dư nợ cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng là tỷ trọng dư nợ

cho vay doanh nghiệp của ngân hàng đó so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn (thị trường mục tiêu) kể cả chính Ngân hàng đang phân tích. Mức tăng trưởng thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.

b. Các tiêu chí phn ánh kim soát ri ro tín dng trong cho vay doanh nghip

Rủi ro trong cho vay doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, tuy nhiên, việc

đánh giá toàn diện các loại rủi ro là rất khó khăn, vì vậy, rủi ro được đánh giá chủ yếu đánh giá qua mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng được tiến hành bằng cách phân tích sự biến động của các chỉ tiêu sau qua các năm và so sánh với mục tiêu đề ra:

-Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu tức là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo phân loại nợ

hiện hành. Tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy chất lượng tín dụng không tốt. Một sự

giảm đi về tỷ lệ nợ xấu phản ánh NH đang ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng khoản vay và công tác hạn chế RRTD ngày càng hiệu quả

-Sự biến động cơ cấu nhóm nợ: phân tích sự biến động của tỷ trọng nợ

nhóm 1, 2, 3, 4, 5 trong cơ cấu dư nợ. Số thứ tự các nhóm nợ (1, 2, 3, 4, 5) cho biết mức độ rủi ro gia tăng theo nhóm nợ. Tỷ trọng các nhóm nợ có số thứ

tự lớn càng nhiều cho thấy chất lượng các khoản vay của ngân hàng càng thấp. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao ( nhóm 3, 4,5) giảm đi có nghĩa là sự

thay đổi các nhóm nợ đã theo chiều hướng tốt hơn, các khoản nợ có khả năng thu hồi hay nói cách khác công tác hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả.

-Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:

Mức trích lập dự phòng nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng RRTD từ thu nhập hiện tại và phản ánh mức độ RRTD chung của một ngân hàng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng không tốt và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu thấy sự giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng đã hạn chế một cách hiệu quả rủi ro cho vay và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro này gây ra và ngược lại.

-Tỷ lệ xóa nợ ròng/ Tổng dư nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ xấu đã được xóa và cho biết mức độ

tổn thất tín dụng thực sự của ngân hàng. Trong đó, xóa nợ ròng = Dư nợ các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro – Giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại. Nếu tỷ

lệ xóa nợ ròng càng cao thì điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có vấn đề, bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp và nguy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nghành xây dựng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)