7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI MB CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2.1. Bối cảnh và mục tiêu của MB Đà Nẵng trong cho vay đối với doanh nghiệp ngành xây dựng
a. Bối cảnh
-Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Kinh tế - xã hội năm 2013 - 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế
thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Ở trong nước, do giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.
Là một trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực Miền Trung- Tây Nguyên, Thành phố Đà Nẵng có một vị trí hết sức thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội. Với diện tích 1.255,53 km2, dân số 1.046.876 người, cơ sở hạ tầng
khá phát triển, đồng bộ. Đà Nẵng là trung tâm phát triển của toàn vùng, nơi
điểm cuối cùng của hành lang kinh tế Đông Tây, có đầy đủ cơ sở hạ tầng như
sân bay, cảng biển và hệ thống giao thông rất thuận lợi, đồng bộ.
Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại. Năm 2015 tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Đà Nẵng ước đạt 45.885 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2014. Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển; tổng thu nhập xã hội từ
hoạt động du lịch ước đạt 12.700 tỷđồng, tăng 28,7% so với năm 2014. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP được duy trì ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trong năm ước đạt 41,572 tỷđồng, tăng 9.64% so với năm 2014. Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển doanh nghiệp và các hoạt động
đối ngoại tiếp tục được quan tâm. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 1367,2 nghìn tỷđồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32.6% GDP. Năm 2015 cũng đánh dấu năm thứ ba Đà Nẵng liên tiếp trụ vững ngôi đầu bảng và là lần thứ 6 Đà Nẵng dẫn đầu cả
nước về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI cấp tỉnh kể từ khi chỉ số này được công bố vào năm 2006, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tư về
môi trường đầu tư.
Bên cạnh đó, về an ninh - xã hội, các chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có” tiếp tục được thành phố quan tâm duy trì và đẩy mạnh. Đến cuối năm 2015, thành phố đã hỗ trợ cho 5.788 hộ nghèo, trong đó 745 hộ đề
nghị Trung ương hỗ trợ và 5.043 hộđề nghị UBND thành phố hỗ trợ; đã phát hiện triệt phá các tụ điểm, các đường dây mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy liên tỉnh, bắt xử lý 87 vụ, 127 đối tượng, đã hoàn thành Đề án xây dựng, sửa chữa gần 2.000 nhà ở cho các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết việc làm cho 2,5 vạn lao động. Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” từng bước đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao dân trí, tạo nền tảng tinh thần, động lực mới cho phát triển.
Một cách khái quát, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn Đà Nẵng khả quan, là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NH.
-Môi trường pháp lý
Các văn bản pháp lý hiện hành đóng vai trò làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó bao gồm cho vay đối với doanh nghiệp ngành xây dựng: Luật các tổ
chức tín dụng 2010, Luật doanh nghiệp 2014, Luật dân sự 2015, Luật Xây dựng 2014, Luật Nhà ở 2014, các nghịđịnh, quy định của chính phủ, thông tư, chính sách của ngân hàng nhà nước …, góp phần giúp hoạt động này diễn ra thuận lợi, minh bạch, công bằng, an toàn, hợp pháp.
Nhìn chung, hiện tại nước ta đã có những cải cách đáng kể để tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng, từng bước tiến tới hệ thống luật pháp
đồng bộ, hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật gây khó khăn khi thi hành, điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo một cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của từng doanh nghiệp.
-Môi trường công nghệ
Công nghệ thông tin đang chi phối hầu hết mọi mặt đời sống của con người hiện đại. Sự phủ sóng rộng khắp của mạng di động, số lượng khách hàng sử dụng smartphone tăng lên nhanh chóng là cơ hội để phát triển SPDV liên quan đến điện thoại di động, đặc biệt tại các đô thị lớn, trung tâm du lịch như Đà Nẵng, Hạ Long, Huế, Hội An …đã thực hiện phủ sóng wifi miễn phí trên địa bàn và đang hình thành một xu hướng trên cả nước sẽ kích thích nhu cầu khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH qua smartphone, internet.
Như vậy, sự phát triển của công nghệ mở ra những cơ hội mới để khai thác khách hàng, mở rộng thị trường, vừa là thuận lợi cho MB Đà Nẵng đồng thời cũng mang đến nguy cơ đối thủ cạnh tranh đi trước dẫn đầu và áp đảo về
công nghệ. Do đó, chi nhánh cần thiết phải phân tích toàn diện các mặt đểđưa ra quyết định đầu tư công nghệ phù hợp.
-Môi trường thông tin
Hoạt động tín dụng của NH chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường thông tin. Thông tin bất đối xứng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, mất vốn cho NH. Thực tế ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, việc tiếp cận được nguồn thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ còn rất nhiều hạn chế, nên hoạt
động tín dụng vẫn còn nhiều bất cập. Thông tin, báo cáo tài chính từ nhiều doanh nghiệp là thông tin đã qua xử lý và không phản ánh đúng hoàn toàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa có một hệ thống kiểm toán chuyên nghiệp cũng như các chế tài quản lý, kiểm soát hoạt động kiểm toán nhằm đảm bảo tính đúng đắn, trung thực, minh bạch của các báo cáo doanh nghiệp. Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) hoạt
động bước đầu đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt
động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.
Tóm lại, hạn chế trong môi trường thông tin là một thách thức cho ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
-Khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng
Đến hết 2015, có khoảng 14.585 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn
phố là DNNVV. Theo con số thống kê tại thời điểm năm 2015, số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 tỷ đồng trở lên chiếm 5,92%, số doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 1-10 tỷ đồng chiếm 62,69%, số doanh nghiệp có vốn từ 500 triệu đồng - 1 tỷđồng chiếm 19,95% và số doanh nghiệp vốn đăng ký dưới 500 triệu đồng chiếm 12,34%. Giai đoạn 2011-2015, khu vực DNNVV của Thành phốđóng góp 45,8% GDP của Đà Nẵng.
Phần lớn các DN còn thụ động trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ
của Trung ương và địa phương, số lượng doanh nghiệp tham gia hiệp hội, câu lạc bộ vẫn chưa nhiều. Phân bố doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chưa
đều. Các doanh nghiệp phần lớn tập trung ở các quận trung tâm: 29,22% ở
quận Hải Châu, 20,66% ở quận Thanh Khê.
Nhìn chung, quy mô các doanh nghiệp trên địa bàn phần lớn còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, năng lực cạnh tranh chưa mạnh, phân bố không đồng đều, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp nhiều cùng với nhu cầu vay lớn vẫn là cơ
hội để MB Đà Nẵng tìm kiếm khách hàng và tiếp tục đi sâu khai khác. -Khách hàng doanh nghiệp ngành xây dựng trên địa bàn Đà Nẵng
Doanh nghiệp ngành xây dựng Đà Nẵng gồm hai nhóm lớn: nhóm các doanh nghiệp có vốn nhà nước, vốn bộ quốc phòng với số lượng ít nhưng quy mô lớn (Thành An 96, Vạn Tường, ACC 243…) và nhóm các doanh nghiệp tư nhân chiếm 80% tổng số DN, trong đó hầu hết là doanh nghiệp nhỏ mang tính tự phát, quản trị kiểu gia đình, chưa có định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng, quá trình đổi mới công nghệ còn chậm, sản phẩm chưa
đạt so với chuẩn quốc tế. Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp xây dựng tư nhân chưa cao, nhiều cơ hội kinh doanh không thể tận dụng được như đối với các công trình lớn trên địa bàn ( cầu Rồng, cầu vượt ngã ba huế) với các yêu cầu kỹ thuật cao, vị trí nhà thầu chính cũng như
ngoài đảm nhiệm. Như vậy, ngành xây dựng có sự canh trạnh mạnh không chỉ giữa các công ty quốc nội mà còn cả các với các công ty nước ngoài.
Từ năm 2014 đến nay, bộ mặt ngành đã có những thay đổi đáng kể với việc đặt trụ sở của các công ty xây dựng lớn tại Đà Nẵng như Tổng công ty 319 Miền Trung, Tổng công ty 789. Thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào; cơ
sở vật chất, máy móc, thiết bị, công nghệ sử dụng mặc dù ban đầu còn thô sơ
nhưng đang dần được thay thế, cải thiện theo hướng hiện đại hơn, chính xác và hiệu quả hơn, thị trường nguyên vật liệu ổn định là những bước khởi đầu vững chắc hứa hẹn sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành, đặc biệt trong giai đoạn hiện tại khi Đà Nẵng đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quy hoạch toàn thành phố với các khu đô thị mới như Khu đô thị Hòa Xuân mở rộng ( quận Cẩm Lệ), khu đô thị Nam cầu Nguyễn Tri Phương (quận Cẩm Lệ) , Aurora Đà Nẵng city (quận Liên Chiểu), khu đô thị Nam cầu Tuyên Sơn (quận Ngũ
Hành Sơn), Vinpearl Condotel (quận Sơn Trà)…
Có thể thấy, ngành xây dựng tại Đà Nẵng đang trên đà phát triển và với tiềm năng như vậy, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xây dựng hiện tại là rất lớn và là điều kiện thuận lợi để MB Đà Nẵng tiến hành khai thác.
-Môi trường ngành ngân hàng TP Đà Nẵng
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn được đẩy mạnh phát triển trong giai
đoạn 2013-2015. Đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có 57 chi nhánh tổ chức tín dụng, 242 điểm giao dịch trên địa bàn, Đến tháng 12/2015, tổng nguồn vốn huy động khoảng 78.725 tỷđồng, tăng 21,11% và tổng dư nợ cho vay trên địa bàn khoảng 74.163 tỷ đồng, tăng 16,80% so với cuối năm 2014, so với cuối năm 2014, trong đó cho vay khu vực dân doanh chiếm trên 88%. Tín dụng ngoại tệ tiếp tục được kiểm soát theo xu hướng giảm, phù hợp với khả năng huy động vốn và chủ trương chống đô la hóa và vàng hóa của Chính phủ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối. Đặc biệt, lãi suất cho vay trên địa bàn giảm
so với cuối năm 2014, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, giảm chi phí, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
-Đối thủ cạnh tranh:
Chi nhánh nằm vị trí trung tâm thành phố, là khu vực tập trung hầu hết các Ngân hàng, tình hình cạnh tranh rất gay gắt. Các đối thủ mạnh cạnh tranh trực tiếp của MB Đà Nẵng trong cho vay doanh nghiệp xây dựng là các ngân hàng TMCP lớn khác trên địa bàn: Sacombank, Eximbank , Techcombank, Vietinbank, ACB. Ngoài ra còn có các ngân hàng có vốn nhà nước như
Agribank, BIDV, Vietcombank với ưu thế vượt trội về lãi suất.
Nhìn chung, với số lượng lớn các ngân hàng cùng cung ứng sản phẩm dịch vụ, trong đó có các đối thủ cạnh tranh mạnh, có ưu thế riêng, sức ép cạnh tranh trong ngành là rất lớn, đòi hỏi MB Đà Nẵng cần tích cực hơn nữa trong quá trình tạo giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh
b. Mục tiêu của ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng
- Mục tiêu chung của của NHNN và toàn hệ thống MB
Năm 2015, trong khuôn khổ định hướng chiến lược của ngân hàng nhà nước là quyết tâm mạnh mẽ, định hướng hoạt động của năm tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả,
điều hành lãi suất phù hợp, thực hiện các giải pháp hỗ trợ như giảm lãi suất, miễn giảm vốn vay, cơ cấu lại lịch trả nợ cho phù hợp với dòng tiền hoạt
động, cấp tín dụng tín chấp cho một số doah nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, rõ ràng, năng lực cạnh tranh tốt, giúp DN hoạt động ổn định, thúc
đẩy tín dụng cho nền kinh tế với dư nợ tín dụng tăng 13-15%, tập trung xử lý nợ xấu với mục tiêu giới hạn 3%, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Giai đoạn 2013-2015 nằm trong khuôn khổ thực hiện chiến lược 2011- 2015 của toàn hệ thống, với mục tiêu chiến lược đứng trong top 3 ngân hàng TMCP tại Việt Nam, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc
độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng . Tầm nhìn giai đoạn này của MB là hướng đến trở thành ngân hàng thuận tiện, hội đủ các yếu tố ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp, ngân hàng giao dịch từ việc quản trị rủi ro hàng đầu và đưa văn hóa cung cấp dịch vụ, thực thi nhanh hướng tới khách hàng.
- Mục tiêu của Chi nhánh Đà Nẵng đặt ra đối với cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng trong thời gian qua
Năm 2014 đánh dấu là năm doanh nghiệp Đà Nẵng với những sự hỗ trợ
thực tế từ NHNN và các cấp chính quyền địa phương. Năm 2015 diễn ra trong giai đoạn mà nền kinh tế thế giới và trọng nước còn gặp nhiều khó khăn, đây cũng là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 của toàn hệ thống MB. Tuân theo chỉ đạo của NHNN và kế hoạch 5 năm của toàn hệ thống, mục tiêu của MB Đà Nẵng là tăng cường kiểm soát rủi ro đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp. Theo đó, MB Đà Nẵng đề ra mục tiêu tích cực hơn nữa trong việc mở rộng thị trường cho vay, tăng trưởng dư nợ cho vay cũng như số lượng khách hàng doanh nghiệp xây dựng vay vốn tại MB. Cụ thể:
Về quy mô dư nợ: tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô dư nợ, mục tiêu tăng trưởng 20% cho năm 2015
Về thị phần cho vay: phấn đấu tăng trưởng khách hàng 15%.
Là năm cuối trong kế hoạch 5 năm của toàn hệ thống, với ba năm liền dạt danh hiệu chi nhánh xuất sắc, vai trò của kiểm soát rủi ro là không thể thiếu, năm 2015, chi nhánh đặt ra mục tiêu cho phòng KHDN là tích cực, chủđộng theo dõi, nhắc nợ khách hàng, đảm bảo hạn chế đến mức tối đa nợ xấu phát sinh thêm. Cụ thể: giảm và duy trì mức nợ xấu chung ở mức dưới 2% và thậm chí thấp hơn nữa. Riêng đối với ngành xây dựng, là ngành bắt đầu khai thác