7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mạ i
- Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, xác định vị thế của ngân hàng trên
địa bàn hoạt động, ngân hàng cần xác định nên điều chỉnh hoạt động cho vay như thế nào để hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả, tìm hiểu những lĩnh vực mới có tiềm năng giúp mở rộng hoạt động của NH.
- Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng, bao gồm một loạt các vấn đề
như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất... Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng và thu hút khách hàng... nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đề
ra trong kinh doanh như mở rộng tín dụng, giảm thiểu rủi ro. Chính sách tín dụng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho NHTM sử dụng tối ưu hoá nguồn vốn của mình khi cho vay. Ngược lại, nếu những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc không theo sát tình hình thực tế sẽ gây ra những nguy cơ như ứđọng vốn, mất khách hàng, giảm dư nợ, giảm lợi nhuận và thậm chí là rủi ro tín dụng.
- Nguồn vốn của ngân hàng
Vốn là điều kiện tiền đề để một ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh, phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng. Hai nguồn vốn chủ
chủ yếu và là nguồn cho vay chính của ngân hàng. Nếu không xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác thì một ngân hàng càng thu hút được nguồn vốn hợp pháp dồi dào thì cơ hội kinh doanh càng lớn, ngân hàng sẽ có thêm nhiều tiền để cho vay. Tuy nhiên nếu dư nợ cho vay ít hơn vốn huy động (hệ số sử
dụng vốn thấp) tại cùng thời điểm sẽ có nguy cơ tồn đọng vốn. Lượng vốn này không sinh lời mà còn phải trả chi phí cho nó, làm giảm lợi nhuận NH.
- Nguồn thông tin
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay chủ yếu dựa trên mức độ
tin tưởng đối với khách hàng, mà mức độ tin tưởng này lại phụ thuộc vào nguồn thông tin mà ngân hàng có được. Để hoạt động cho vay có hiệu quả, chất lượng cao, ngân hàng không chỉ phải nắm bắt những thông tin bên trong là những điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực bản thân mà còn cả thông tin bên ngoài như thông tin về nhu cầu khách hàng, năng lực khách hàng, về
môi trường kinh tế, dân số, văn hóa, xã hội, chính trị, luật pháp, công nghệ,
đối thủ cạnh tranh. Có được thông tin kịp thời, chính xác thì ngân hàng sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp trong phương hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, tránh bỏ lỡ cơ hội cũng như hạn chế rủi ro gặp phải do các quyết định sai lầm.
- Con người
Nhân tố con người góp phần quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM, thể hiệu qua năng lực điều hành của ban lãnh đạo, chất lượng nhân sự.
Năng lực điều hành của ban lãnh đạo: thể hiện ở khả năng chuyên môn, khả năng phân tích phán đoán ở ban lãnh đạo. Việc không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở
trường... dẫn đến lãng phí các nguồn lực, giảm hiệu quả, tăng chi phí, và hạ
Chất lượng nhân sự: Chất lượng nhân bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ
tín dụng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, giúp ngân hàng có thể cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Đây cũng là lực lượng truyền tải thông tin từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến ban lãnh đạo, người hoạch định chính sách của ngân hàng.