Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nghành xây dựng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 45 - 49)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

a.Nhân t thuc v doanh nghip

- Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp

Điều trước tiên và mang tính chất quyết định đến quy mô vốn tín dụng ngân hàng, đó chính là nhu cầu vốn vay của khách hàng, ngân hàng không thể

mở rộng được quy mô cho vay nếu khách hàng không có nhu cầu về vốn vay. - Năng lực quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp

Năng lực quản lý doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Doanh nghiệp với kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ở trình độ thấp, không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với môi trường cạnh tranh khiến hoạt động kinh doanh không ổn định, chi phí cao, khả năng xảy ra rủi ro cao, ảnh hưởng nguồn trả nợ dẫn đến rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn.

Đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp là nhân tố cũng cần được xét

đến: Một số trường hợp khách hàng lừa đảo, lợi dụng kẽ hở trong quy trình cho vay của ngân hàng, cố ý lập ra các phương án kinh doanh giả, giấy tờ thế

chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ hoặc sử

kinh doanh của chủ doanh nghiệp đi vay còn thể hiện qua những hành động có tư cách kém như cố tình trả chậm hoặc không trả nợ ngân hàng.

- Dự án kinh doanh - đầu tư khả thi

Việc lập và thực hiện đối với phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư là cơ sở để ngân hàng thẩm định cho vay. Phương án vay vốn được xây dựng dựa trên phương án kinh doanh thực tế của khách hàng. Một phương án khả

thi và hiệu quả sẽ quyết định đến khả năng tiếp cận vốn của khách hàng cũng như việc phát triển cho vay, thu hồi nợ của ngân hàng

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp và chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp

Năng lực tài chính vững mạnh, báo cáo tài chính lành mạnh là điều kiện tiên quyết khi ngân hàng tiếp cận với hồ sơ vay vốn. Báo cáo tài chính lành mạnh thể hiện trên việc hạch toán, kê khai rõ ràng, đầy đủ.

b. Nhân t vĩ

- Sự ổn định của kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ

ràng buộc lẫn nhau và hoạt động của ngân hàng có thể được xem là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Môi trường kinh tế ổn định làm tăng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi nhuận cao hơn, mặt khác lãi suất NH sẽ rẻ, hợp lý hơn và nằm trong kỳ vọng của doanh nghiệp, từ đó tăng cả nhu cầu vay và khả năng có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng.

- Sự ổn định chính trị và môi trường pháp lý

Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để

ra quyết định của các nhà đầu tư, khiến nhà đầu tư yên tâm thực hiện việc mở

môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, khi đó nhu cầu vốn tín dụng tất yếu sẽ giảm theo.

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các quy định pháp luật để làm cơ

sở định hướng cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động. Một môi trường pháp lý minh bạch, cụ thể và rõ ràng là nền tảng cho các giao dịch kinh tế diễn ra thuận lợi, công bằng, an toàn, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nói chung và doanh nghiệp vay vốn nói riêng và cả ngân hàng và ngược lại.

- Môi trường công nghệ:

Sử dụng hệ thống quản lý thông tin hiện đại gia tăng hiệu quả, chất lượng hoạt động dịch vụ cũng như tính bảo mật thông tin cho ngân hàng. Lĩnh vực công nghệ thông tin đang thay đổi từng ngày, từng giờ tác động mạnh vào chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sựđổi mới và cập nhật liên tục.

- Môi trường ngành và đối thủ cạnh tranh:

Việc có nhiều hay ít chủ thể tham gia trong ngành ảnh hưởng đến hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu số lượng các đối tượng tham gia trong ngành nhiều, tức sẽ nhiều đối thủ cạnh tranh, áp lực đối với đơn vị là rất lớn. Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của NHTM là những đối thủ thỏa mãn cùng những khách hàng giống nhau và cung ứng ra những dịch vụ tương tự. Bên cạnh đó, NHTM cũng cần chú ý đến đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, những

đối tượng có khả năng gia nhập ngành và cung ứng sản phẩm tương tự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 là toàn bộ những lý luận cơ bản về phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp xây dựng của NHTM, bao gồm những vấn đề cơ

điểm cần chú ý trong cho vay ngành xây dựng; lý luận chung về phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong nội dung của chương thể

hiện rõ nét các nhân tốảnh hưởng đến việc cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM. Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nghành xây dựng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đà nẵng (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)