Tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng về chủng loại và khá tương đồng về điều kiện địa chất, khoáng sản tỉnh Bắc Kạn; là tỉnh có một số cửa khẩu xuất/nhập khẩu hàng hóa, trong đó có khoáng sản với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Đến nay, đã phát hiện và ghi nhận trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có khoảng trên 140 mỏ, điểm khoáng với 22 loại khoáng sản khác nhau thuộc các nhóm năng lượng, không kim loại, kim loại; trong đó có những mỏ quy mô lớn với trữ lượng và chất lượng tốt. Khoáng sản được phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; các mỏ, điểm khoáng phần lớn ở vùng sâu, vùng xa, rừng núi hẻo lánh, gần biên giới, có điều kiện địa hình, địa chất hết sức phức tạp. Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, những năm qua Trung ương và Tỉnh đã cấp phép cho các doanh nghiệp tham gia HĐKTKS, đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động.

Hệ thống văn bản QPPL quản lý về BVMT trong HĐKTKS tỉnh Cao Bằng được ban hành khá kịp thời, phù hợp với đặc điểm của địa phương và

23

ban hành thống nhất chỉ đạo từ Tỉnh ủy đến HĐND, Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai đến các Sở, Ngành và chính quyền địa phương, điển hình như: Trên cơ sở Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT; Tỉnh ủy tỉnh Cao Bằng đã ban hành Chương trình hành động số 39-CTr/TU ngày 26/8/2013 để chỉ đạo thống nhất và cụ thể quan điểm, mục tiêu về quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường phù hợp với đặc điểm địa phương. Hơn nữa, trước thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt khoáng sản cát sỏi, vàng sa khoáng tại các bãi sông, suối và hoạt động vận chuyển buôn bán lậu khoáng sản sang Trung Quốc, BTV Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chỉ thị số 30- CT/TU ngày 09/4/2012 về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép gây ô nhiễm nguồn nước sông Hiến, sông Bằng.

Từ sự chỉ đạo quyết liệt của BTV Tỉnh ủy và để phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, cũng như định hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, sử dụng khoáng sản hợp lý và góp phần quan trọng phát triển KT-XH của địa phương, HĐND tỉnh Cao Bằng thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 tại Nghị quyết số 11/2017/NQ- HĐND ngày 14/7/2017 và Nghị quyết số 77/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. UBND tỉnh điều hành triển khai cụ thể chỉ đạo các Sở, Ngành, địa phương triển khai công tác QLNN khá đồng bộ và thực hiện ban hành các văn bản QPPL quản lý về HĐKTKS, quản lý về môi trường trong HĐKTKS (Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/7/2016 quy định phân cấp QLNN trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 quy định về quản lý, khai thác và vận chuyển đất san lấp khi

24

san gạt, cải tạo mặt bằng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Kế hoạch số 3183/KH- UBND ngày 02/10/2017 về việc thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng... và thực hiện ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản với các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn có địa giới hành chính giáp ranh với tỉnh Cao Bằng. Hằng năm, tổ chức tối thiểu 02 đợt thanh/kiểm tra về công tác BVMT trong HĐKTKS và ít nhất 01 đợt tuyên truyền về HĐKTKS đến các doanh nghiệp.

Đồng thời, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và ngăn chặn HĐKTKS trái phép, Tỉnh Cao Bằng đã chủ động trong việc quy hoạch, thu hút đầu tư và cấp giấy phép HĐKTKS cho các doanh nghiệp. Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đã thu hút, cấp giấy phép khai thác khoáng sản với 58 mỏ khoáng sản (11 mỏ khoáng sản kim loại và 47 mỏ thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát sỏi) với quy mô vừa và nhỏ); đã thu hút đầu tư được 6 dự án chế biến quặng sắt và 11 dự án chế biến quặng mangan, trong đó, có 3 dự án chế biến quặng sắt và 8 dự án chế biến sâu quặng mangan đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất. Đa số các nhà máy chế biến khoáng sản hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả và khi hoạt động gây ÔNMT rất lớn đến khu vực xung quanh, gây bức xúc cho người dân.

Hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng cơ bản đảm bảo an toàn, thảm thực vật, độ che phủ rừng đạt trên 53% diện tích tự nhiên; nguồn nước ở các sông, suối, ao hồ được duy trì ở mức ổn định về lưu lượng. Khá chủ động trong hoạt động BVMT với phương châm phòng ngừa là chính, kịp thời ngăn chặn tình trạng ÔNMT, giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra và đã đạt được những thành tựu nhất định.

Hệ thống QLNN về BVMT trong HĐKTKS đã được phân cấp trách nhiệm quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn; một số sở, ngành đã có cán bộ phụ trách về môi trường. Hệ thống các văn bản QPPL về BVMT đã

25

và đang được hoàn thiện, lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển KT-XH của tỉnh; các dự án đầu tư mới đã chấp hành việc lập, được thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch BVMT, phương án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định. Các dự án được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cơ bản thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định, cũng như các thủ tục về BVMT; không chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, lãng phí tài nguyên, tiềm ẩn gây ÔNMT, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung và HĐKTKS nói riêng được quan tâm chỉ đạo sát sao; công tác tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp việc chấp hành nghiêm pháp luật về đất đai, khoáng sản, nước và BVMT khá kịp thời. Quá trình thanh tra, kiểm tra đã phòng ngừa, ngăn chặn các dấu hiệu vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm; kiểm tra, xác minh, xử lý và giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị các ý kiến của cử tri, phản ánh của báo chí và khiếu nại, tố cáo của nhân dân; thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra sau các kết luận thanh tra. Việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Hàng năm tiến hành quan trắc, phân tích các thành phần môi trường tự nhiên cơ bản đầy đủ, bố trí kinh phí kịp thời để thực hiện (tần suất 03 lần tại 42 điểm nước mặt, 04 điểm nước ngầm và 47 điểm môi trường không khí) và đã kịp thời phát hiện, đánh giá chất lượng môi trường đặc trưng tại mỗi khu vực, cụ thể như:

- Về môi trường nước mặt: Chất lượng nước tại đầu nguồn các con sông còn tương đối tốt, các chỉ tiêu môi trường nằm dưới QCVN Việt Nam. Tuy nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm tăng dần lên về phía hạ lưu và nồng độ các chất ô nhiễm diễn biến khác nhau trên các sông suối. Quá trình theo dõi chất lượng môi trường cho thấy: Có các 5 chỉ tiêu nước mặt (TSS, BOD5, COD, NH4+, PO43) vượt QCVN tại các điểm tập trung đông dân cư, đô thị,

26 thị trấn.

- Về môi trường nước ngầm: Hiện nay, việc đánh giá diễn biến nước ngầm chưa đầy đủ và liên tục cả về số lượng, lẫn chất lượng. Chất lượng nước ngầm chỉ được đánh giá sơ bộ qua quá trình quan trắc, phân tích mẫu tại 03 điểm, tần suất 03 lần/năm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Qua các kết quả phân tích cho thấy chỉ tiêu coliform vượt QCVN hiện hành tại 03 điểm tại 03 đợt quan trắc.

- Về diễn biến môi trường không khí: Môi trường không khí trên địa bàn tỉnh hiện nay tương đối trong lành, đặc biệt là khu vực nông thôn. Hầu hết, các chỉ tiêu chất lượng không khí trên mạng lưới điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn QCVN. Tại khu vực thành phố, trung tâm các huyện có chỉ tiêu bụi, độ ồn vượt QCVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)