Hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 103 - 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ mô

3.3.4. Hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hướng

trường hướng tới phát triển bền vững

Với áp lực từ HĐKTKS cho KT-XH của tỉnh ảnh hưởng nhất định đến công tác QLNN về BVMT trong HĐKTKS; trong khi, HĐKTKS là hoạt động đơn giản nhất giải quyết vấn đề đạt mục tiêu phát triển kinh tế ngắn hạn, đặc

94

biệt về đảm bảo thu đủ ngân sách theo kế hoạch giao hàng năm, tăng trưởng kinh tế QLNN về BVMT lâu nay ở nước ta đã sử dụng một số công cụ quan trọng như kinh tế, kỹ thuật, pháp luật, tuyên tuyền. Vấn đề mấu chốt ở đây là phải có phương thức quản lý đồng bộ, có hệ thống và nhất quán, trong đó đặc biệt phải chú ý đến phát triển bền vững một trong những nội dung quan trọng đối với sự phát triển. Trong thời gian tới tỉnh Bắc Kạn cần triển khai một số nội dung như sau:

Một là, rà soát các quy định của pháp luật liên quan về đảm bảo công tác BVMT trong HĐKTKS để hoàn thiện các quy định QLNN đảm bảo sự minh bạch, cụ thể, tương đối độc lập với mục tiêu kinh tế và theo đúng

phương châm "không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế" theo chỉ

đạo của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng quy chế phối hợp, trách nhiệm các cơ quan chuyên môn và người đứng đầu trong công tác QLNN về môi trường trong HĐKTKS trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy chế khuyến khích giám sát của cộng đồng đối với công tác BVMT trong HĐKTKS;

Đề xuất Chính phủ ban hành các quy định QLNN về HĐKTKS cụ thể trên cơ sở Luật khoáng sản năm 2010; từ việc có quy định riêng phù hợp trong công tác cấp chủ trương đầu tư (hiện nay, quyết định chủ trương vẫn thực hiện theo Luật đầu tư), đến quy định cụ thể việc xây dựng Dự án đầu tư (hiện nay thực hiện theo Luật xây dựng),... và đặc biệt là quy định về công tác BVMT cần phải có quy định hướng dẫn, điều chỉnh riêng cho HĐKTKS.

Đồng thời, rà soát, đánh giá lại quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của tỉnh với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và đánh giá tác động môi trường chiến lược của quy hoạch để làm cơ sở khoa học định hướng, kế hoạch phát triển khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp và đảm bảo phương trâm khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến sâu, chế biến ra thành phẩm giá trị cao; không xuất khẩu quặng thô, tinh quặng; tính toán phải đảm bảo lợi ích khi tác động đến môi trường, đến việc

95

gây hư hỏng hạ tầng kinh tế (đường giao thông), vấn đề về an ninh, trật tự xã hội và an toàn lao động. Đặc biệt, trước mắt thực hiên thí điểm đánh giá về việc thực hiện quy hoạch khoáng sản trên địa bàn huyện Chợ Đồn từ đó đánh giá mở rộng đến các huyện khác.

Hai là, thực hiện xây dựng lộ trình đấu giá quyền khai thác khoang sản các mỏ khoáng sản theo kế hoạch; không thực hiện cơ chế cấp mỏ theo kiểu "xin - cho" như hiện nay. Trong đó, một trong các tiêu chí tiên quyết đó là cám kết và đảm bảo công tác BVMT trong HĐKTKS.

Ba là, áp dụng khoa học kỹ thuật số, công nghệ thông tin trong công tác BVMT trong HĐKTKS, như: (1) Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về HĐKTKS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trong đó: Cập nhật, phân tích các thông tin về môi trường tại các khu vực HĐKTKS và đưa ra kịp thời các cảnh báo; cập nhật các thông tin về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, về sản lượng khai thác chế biến khoáng sản để làm cơ sở thu các loại phí, thuế tài nguên theo quy định; cập nhật khối lượng xả thải định kỳ (2) Lắp đặt hệ thống camera giám sát tại trạm cân, cửa mỏ và khu vực xả thải, đổ thải và tích hợp về trung tâm dữ liệu đặt tại các huyện để giám sát, quản lý; trước mắt thực hiện thí điểm tại huyện Chợ Đồn.

Bốn là, chuyển dần quản lý môi trường trong HĐKTKS từ các biện pháp điều hành kiểm soát (CAC) sang các biện pháp kinh tế, các chính sách khuyến khích đầu tư cho quản lý BVMT; các biện pháp kinh tế phải được tiến hành qua các chính sách như thu lệ phí, thuế tài nguyên, kỹ quý BVMT với các hoạt động gây ô nhiễm, mức độ tác động ô nhiễm đến môi trường của HĐKTKS và phù hợp với thực tế từng loại khoáng sản; ưu đãi cho đầu tư cho hoạt động BVMT, cải thiện môi trường.

Năm là, QLNN về BVMT trong HĐKTKS phải tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững; tính toán, đánh giá phải đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các bên, đó là: Nhà nước - doanh nghiệp - người dân và không thể không

96

thiếu yếu tố lợi ích về môi trường; việc làm rõ được bốn yếu tố đó là cơ sở để chấp thuận, cấp phép HĐKTKS mới.

Sáu là, đảm bảo việc tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững thì ba mục tiêu, cơ bản của phát triển bền vững mới có thể trở thành hiện thực, chỉ có sự phát triển bền vững con người mới thực hiện được sự tương tác, sự thỏa hiệp hay sự dung hòa của cả ba hệ thống: kinh tế, xã hội nhân văn và tự nhiên, có nghĩa là có sự kết hợp hài hòa ba mục tiêu cơ bản của sự phát triển xã hội. Để làm được điều này, QLNN về BVMT với tư cách là cơ quan đầu não điều khiển một cách tự giác mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên phải giữ vai trò quan trọng nhất. Không chỉ ở cấp Trung ương, các cơ quan QLNN

về BVMT, mà phải từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện theo Định hướng

chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của

Việt Nam); trong đó phải thực hiện tốt việckhai thác hợp lý và sử dụng tiết

kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản: Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng là nội dung không thể thiếu trong chương trình phát triển bền vững của tỉnh Bắc Kạn, là một nội dung cần được đặc biệt ưu tiên, bao gồm các hoạt động về khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, trong đó sử dụng tiết kiệm là chủ đạo. So với nhiều địa phương trong nước và tỉnh Bắc Kạn có những lợi thế quan trọng về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt khoáng sản chì, kẽm, sắt - mangan, vàng... Nếu biết bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên này thì chúng sẽ trở thành một lợi thế trong cho tỉnh trong hiện tại và tương lai lâu dài. Việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được chú ý đối với cả 2 loại nói trên với những chính sách và biện pháp quản lý thích hợp đối với mỗi loại, nhưng loại tài nguyên không tái tạo được cần đặc biệt chú ý hơn.

Bảy là, trong QLNN về BVMT trong HĐKTKS, việc sử dụng các công

97

cụ và kèm theo các chính sách xã hội là điều kiện tất yếu; việc khai thác tài nguyên khoáng sản từ lòng đất đi và việc xả ra môi trường các loại chất thải tác động xấu đến môi trường thì trước hết cần thực hiện ngay việc bổ sung, trả lại nguồn nuôi dưỡng môi trường, như: trồng rừng, xây dựng khu xử lý rác thải tập trung; xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa,...cho người dân tại các khu vực có HĐKTKS, đặc biệt khu vực người dân chịu tác động trực tiếp từ HĐKTKS để khuyến khích người dân tham gia quản lý, giám sát HĐKTKS. Vấn đề này cần được cụ thể hóa đưa vào tiêu chí phân bổ kinh phí hàng năm của tỉnh.

Tám là, có chính sách khuyến khích việc sử dụng nguồn lợi từ hoạt động khoáng sản để tái đầu tư phát triển các ngành kinh tế, ngành công nghiệp khác thân thiện với môi trường và phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, như: phát triển các ngành dịch vụ du lịch gắn với sinh hoạt cộng đồng, đầu tư xây dựng phát triển các điểm du lịch mạo hiểm – khám phá các công trình khoáng sản đã đóng cửa mỏ đưa về trạng thái an toàn; lấy việc thu hút HĐKTKS gắn với các dự án trồng rừng, cây dược liệu vừa BVMT vừa làm nguyên liệu phát triển ngành chế biến nông, lâm sản, sản xuất dược liệu hoặc các dự án sản xuất sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa, túi nilon mà tỉnh có tiềm năng về vùng nguyên liệu,…

Chín là, hiện nay, quy định xử lý vi phạm hành chính trong HĐKTKS theo Nghị định 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ và Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ khá cụ thể theo từng nhóm khoáng sản, lĩnh vực các hành vi vi phạm và mức xử lý vi phạm hành chính lên đến 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần phải thực hiện công khai, minh bạch công tác xử lý vi phạm các doanh nghiệp vi phạm về môi trường trong HĐKTKS và cần phải thông tin cụ thể cho người dân biết để cùng giám sát; công tác khen thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp chấp hành, thực hiện tốt công tác BVMT, chấp hành tốt các quy định về việc nộp

98 ngân sách, thực hiện công tác phúc lợi xã hội.

Mười là, tăng cường tiềm lực và có cơ chế để hoàn thiện hệ thống quan trắc, phân tích môi trường, cơ chế giám sát thanh tra việc tuân thủ quy trình BVMT trong HĐKTKS; định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan QLNN lấy mẫu quan trắc môi trường tại các khu vực xả thải để đánh giá, tối thiểu mỗi năm thực hiện tối thiểu 02 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)