7. Kết cấu của luận văn
2.4.4. Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Bắc Kạn còn nhiều yếu kém. Khai thác khoáng sản ồ ạt; việc rà soát điều chỉnh quy hoạch cũng như việc kiểm tra, giám sát chưa việc thực hiện quy hoạch được thực hiện thường xuyên; quy hoạch khoáng sản, quy hoạch BVMT và các quy hoạch liên quan thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, chưa phát huy được sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và chưa gắn kết với công tác BVMT.
- Công tác đánh giá sơ kết, tổng kết quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Kạn chưa được quan tâm thực hiện, vẫn mang tính hình thức và đặc biệt chưa lấy tiêu chí BVMT làm trọng tâm để đánh giá. Việc bổ sung quy hoạch các mỏ khoáng sản chủ yếu theo nhu cầu, đề xuất của doanh nghiệp, chưa mang tính tổng thể phát triển của ngành, của địa phương và hầu như không xem xét tác động đến yếu tố BVMT; điển hình như: Bổ sung quy hoạch các mỏ cát, sỏi tại khu vực huyện Chợ Mới, các mỏ đá tại huyện Chợ Đồn, huyện Na Rì, mỏ vàng khu vực huyện Pác Nặm, một
78 số mỏ sắt tại huyện Ngân Sơn.
- Nguy cơ gây ÔNMT nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến các Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn, Khu dân cư, đến đât canh tác nông nghiệp... do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
- Sự xuống cấp nghiêm trọng của hạ tầng giao thông do HĐKTKS, gây ÔNMT; vấn đề mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội tại các vùng mỏ khoáng sản diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Tiềm ẩn vấn đề "xin - cho", lợi ích nhóm trong hoạt động cấp phép HĐKTKS.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan Trung ương trong việc cấp phép, quản lý công tác BVMT đối với các mỏ khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa chặt chẽ nên sau cấp phép có doanh nghiệp chưa thể đưa mỏ vào khai thác, kéo dài thời gian thực hiện dự án (Mỏ chì kẽm Lũng Váng, Bằng Lãng, Chợ Đồn). Một số giấy phép khai thác khoáng sản được cấp theo Luật khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi bổ sung 2005, nhất là các loại khoáng sản không phải VLXDTT (trong đó có 07 giấy phép khai thác khoáng sản chì kẽm) thì: Trữ lượng tài nguyên khoáng sản căn cứ vào kết quả tài liệu điều tra đánh giá tiềm năng để cấp phép, chưa thăm dò cụ thể, nên các mỏ khi tiến hành khai thác đều có sai số lớn về trữ lượng tài nguyên; chưa quy định tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng tài nguyên mỏ, nên các đơn vị tổng hợp, báo cáo trữ lượng tài nguyên lớn hơn thực tế; việc cấp mỏ khoáng sản chưa buộc phải gắn với chế biến sâu khoáng sản; sau khi được cấp phép khai thác, một số doanh nghiệp hoạt động không đạt hiệu quả kinh tế theo dự án đầu tư đã lập. Theo đó, việc tính tiền thu phí BVMT, thuế tài nguyên gặp nhiều khó khăn và dễ xảy ra thất thoát khoáng sản.
- Công tác phối hợp quản lý về sản lượng khai thác, vận chuyển, chế biến tiêu thụ khoáng sản sau cấp phép khai thác của các ngành chuyên môn còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chặt chẽ, không có cơ chế kiểm soát sản lượng
79
khoáng sản khai thác tiêu thụ, nhất là hoạt động vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, việc kê khai thuế của các doanh nghiệp; tình trạng vận chuyển khoáng sản quá tải không được kiểm soát chặt chẽ; nguồn thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản chưa tương xứng với tiềm năng, sản lượng khai thác; việc quản lý khoáng sản chủ yếu tập trung vào kiểm soát sản lượng, chưa quan tâm quản lý khối lượng chất thải, đất đá thải nên chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động khai thác chế biến khoáng sản, đặc biệt là yếu tố chất thải gây ÔNMT. Công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn về khoáng sản còn hạn chế.
- Việc chấp hành các qui định nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của hầu hết các doanh nghiệp chưa nghiêm túc, tự giác; một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác nhưng chưa thực hiện đúng qui định của pháp luật thuế nhất là trong kê khai nộp thuế; không nộp đầy đủ kịp thời các khoản ngân sách nhà nước theo quy định; đặc biệt là các khoản thuế tài nguyên, phí BVMT; vấn đề quan trắc môi trường được thực hiện vẫn mang tính hình thức, chưa phải ánh được thực tế hiện trạng môi trường trong khai thác chế biến khoáng sản.
- Việc thực hiện các quy định trong quá trình tổ chức khai thác khoáng sản như: Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc lập bản đồ hiện trạng, kiểm kê trữ lượng mỏ, lập báo cáo định kỳ; thực hiện lập thiết kế mỏ, lập kế hoạch khai thác hàng năm; thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường; lập trình thẩm định phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường, ký quỹ BVMT của một số doanh nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng quy định. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản một số nơi còn gây ÔNMT, gây sụt lún đất, mất nước ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Một số doanh nghiệp chưa tự giác thực hiện đóng cửa mỏ; việc lập, hoàn thiện hồ sơ đóng cửa mỏ còn kéo dài thời gian; một số doanh nghiệp khai thác không đúng nội
80 dung giấy phép được cấp.
- Các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả; các xưởng tuyển chỉ nâng cao hàm lượng khoáng sản đến tinh quặng, do vậy tinh quặng phải vận chuyển ra ngoài tỉnh chế biến, dẫn đến hạ tầng giao thông hư hỏng, ảnh hưởng xấu đến môi trường, giá trị khoáng sản thấp. Một số doanh nghiệp tiến hành xây dựng nhà máy chế biến kéo dài, chậm đưa dự án vào hoạt động; hoạt động cầm chừng, không vận hành đúng hệ xử lý chất thải nên gây ÔNMT cục bộ; công tác kiểm tra, rà soát các dự án HĐKTKS, chế biến khoáng sản của cơ quan chuyên môn còn thiếu hiệu quả; tình trạng kéo dài thời gian xây dựng, chậm đưa dự án vào hoạt động, không đáp ứng tiến độ như chứng nhận đầu tư nhưng chưa có giải pháp giải quyết cụ thể.
- Công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị HĐKTKS chưa toàn diện, đạt hiệu quả chưa cao; chưa phát hiện được hết các vi phạm của doanh nghiệp, nhất là kê khai sản lượng và vận chuyển tiêu thụ; chưa xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về công tác BVMT, công tác theo dõi khắc phục vi phạm chưa quan tâm thường xuyên.
- Chưa tổ chức thực hiện được công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản; chưa đưa tiêu chí cụ thể, tiên quyết về công tác BVMT vào trong đề án đấu giá nên hạn chế trong việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm khai thác khoáng sản và thực hiện tốt công tác BVMT.
- Chưa áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý khoáng sản nói chung, quản lý công tác BVMT trong HĐKTKS nói riêng.
- Nguy cơ tỉnh Bắc Kạn nhập khẩu các dây truyền máy móc, thiết bị khai thác khoáng sản lạc hậu gây ÔNMT từ Trung Quốc cấm vận hành sản xuất hoặc di dời khỏi các khu vực trung tâm.
81
Tiểu kết chương 2
Nghiên cứu thực trạng QLNN về BVMT trong HĐKTKS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào phát triển KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn xã hội và đóng góp quan trọng trong thành tựu chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, qua thực trạng quản lý QLNN về BVMT trong HĐKTKS trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều yếu kém về bộ máy QLNN về BVMT ở địa phương; chưa coi trọng và sử dụng đúng mức các công cụ QLNN về BVMT và giải quyết hợp lý mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với BVMT; sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong công tác quản lý quy hoạch.
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về BVMT trong HĐKTKS đánh giá được kết quả, yếu kém và nguyên nhân yếu kém là căn cứ đề xuất các định hướng và giải pháp cụ thể cho phần sau.
Để thực hiện đảm bảo tốt công tác QLNN về BVMT trong HĐKTKS, phát huy thế mạnh của địa phương và biện pháp kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, bất cập. Tỉnh Bắc Kạn cần có quan điểm, giải pháp hữu hiệu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN về BVMT trong HĐKTKS đúng quy định pháp luật nhằm hoàn thiện công tác QLNN về BVMT trong HĐKTKS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
82
Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN