Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Về khí hậu

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.

Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm. Lượng mưa trung bình dao động khoảng từ 1.400 - 1.600mm.

Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa Châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình, địa mạo nên khí hậu Bắc Kạn

có những nét đặc trưng như: nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 – 220C, nhiệt

độ thấp tuyệt đối -0,10C ở thành phố Bắc Kạn và -0,60C ở Ba Bể, -20C ở Ngân

Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi.

Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do được che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc

37

làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh.

2.2.1.2. Về thủy văn

Mạng lưới sông ngòi tỉnh Băc Kạn khá dày, nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, có lưu lượng và mực nước thay đổi thất thường. Các hệ thống sông chính gồm: sông Cầu, Sông Năng, sông Bắc Giang. Ngoài ra, Bắc Kạn cũng là nơi bắt nguồn của một số sông lớn khác như sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. Các sông này cùng các phụ nhánh của chúng tạo mạng lưới dày bao phủ toàn bộ diện tích tỉnh. Tổng

chiều dài của các sông suối là 6.317km, mật độ đạt 1,3km/km2. Dòng cháy có

độ dài lớn nhất là 112km (phần sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Kạn).Với đặc điểm có độ dốc và độ gãy khúc lớn, các suối thượng nguồn thường gây những lũ quét có tính tàn phá mạnh và đe dọa đến cuộc sống cũng như các công trình hạ tầng trong vùng.

Bắc Kạn có Hồ Ba Bể là địa danh nổi tiếng nằm trong vườn quốc gia Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất Việt Nam. Ba Bể còn thuộc tốp 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới; nằm ở độ cao 145m so với mặt nước biển, sở hữu chiều dài khoảng 8km, chiều sâu khoảng 20 - 30m và diện tích mặt hồ khoảng 500ha, là là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cường và Chợ Lèng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Theo các nhà khoa học Hồ Ba Bể được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi, giá trị lớn nhất của Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị địa chất địa mạo và đa dạng sinh học; có vai trò phân lũ và điều hòa khí hậu trong vùng.

Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996, xếp hạng là di tích danh thắng quốc gia đặc biệt năm 2012.

2.2.1.3. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học a) Về tài nguyên rừng

38

Là một tỉnh miền núi, có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất cả nước đạt 72,1%. Bắc Kạn có nguồn tài nguyên rừng khá đa dạng với 375.337ha đất lâm nghiệp, chiếm 90,87% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, đất rừng sản xuất có 245.836ha, chiếm 65,5%; đất rừng phòng hộ là 107.513ha, chiếm 28,64%; đất rừng đặc dụng là 21.988ha, chiếm 5,86%.

Bắc Kạn có vị trí địa lý ở vùng giao lưu giữa 2 khu hệ động, thực vật của vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Tuy rừng núi không cao nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Bắc Kạn có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm. Rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn gen động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.

b) Về đa dạng sinh học

Bắc Kạn là một trong những địa phương có tính đa dạng sinh học cao. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 1.792 loài thực vật thuộc 723 chi, 189 họ, 70 bộ, 12 lớp và 6 ngành thực vật bậc cao có mạch trong đó: 144 loài có tên trong các thang phân loại quý hiếm có nguy cơ đe dọa; 96 loài có tên trong Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 2013; 52 loài có tên trong Sách đỏ việt Nam năm 2007. Xác định được 84 loài thú thuộc 25 họ của 8 bộ và sinh cảnh sống của các loài, trong đó có 19 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2 loài ở bậc rất nguy cấp; 7 loài ở bậc nguy cấp). Khu hệ chim cũng khá đa dạng với 314 loài chim thuộc 39 họ của 15 bộ. Xác định khu hệ Lưỡng cư - Bò sát có 15 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam bậc nguy cấp trở lên; 04 loài trong danh lục đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế ở bậc nguy cấp trong tổng số 69 loài thuộc 17 họ của 4 bộ. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có 1.091 loài côn trùng (có 14 côn trùng quý hiếm); 181 loài thực vật nổi, 61 loài và nhóm loài thuộc 14 họ, 5 bộ động vật nổi, 44 loài thuộc 12 họ, 3 bộ động vật đáy và 108 loài cá. Ngoài ra cũng ghi nhận được 57 loài động thực

39 vật ngoại lai.

Sự đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn được biểu hiện rõ nhất tại các khu rừng đặc dụng, bao gồm: Vườn quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ; đây là những nơi còn lưu giữ được tính đa dạng sinh học cao.

2.1.2.4 Về tài nguyên khoáng sản

Trên cơ sở tài liệu lập bản đồ địa chất 1/50.000, theo kết quả điều tra địa chất, tỉnh Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hoá thuộc 24 loại khoáng sản được chia thành 5 nhóm, cho thấy Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, với chủng loại tương đối phong phú, trong đó có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao như: Chì kẽm, vàng, sắt, antimon, đồng, đá vôi trắng, đá ốp lát, vật liệu xây dựng, cụ thể:

Quặng sắt: Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng sắt phân bố ở 3 vùng chính là Chợ Đồn, Ngân Sơn, Pác Nặm. Trong đó có 5 mỏ đã tính trữ lượng được 15.003.068 tấn quặng và tài nguyên dự báo của cả 17 mỏ là 10.300.000 tấn quặng.

Quặng sắt-mangan: Quặng sắt-mangan tỉnh Bắc Kạn có 7 điểm phân bố ở vùng Chợ Điền-Chợ Đồn. Hàm lượng Fe và Mn biến đổi rất lớn Mn: 5,72-22,41%, Fe: 24,20-40,88, Pb: 0,02-1,17%, Zn: 0,10-2,62%. Từ các kết

quả cho thấy quặng sắt-mangan có hàm lượng SiO2 rất cao (4,33-30,93%) và

hiện nay đã có công nghệ chế biến tận thu được quặng sắt - mangan để luyện gang và thu hồi xỉ giàu mangan.

Chì kẽm: Bắc Kạn được coi là một trong những tỉnh có trữ lượng quặng chì, kẽm lớn nhất cả nước, kết quả điều tra đã ghi nhận 77 mỏ và điểm quặng chì kẽm, gồm 22 mỏ và 55 điểm quặng với tổng trữ lượng (theo quy định cũ):

cấp B + C1 + C2 là 1.956.000 tấn kim loại (Pb+Zn), tài nguyên dự báo là

2.943.000 tấn (Pb+Zn). Trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ sẽ thuận lợi cho ngành công nghiệp khai khoáng và điện phân thành sản phẩm kim loại có giá

40 trị kinh tế cao.

Vàng: Theo tài liệu điều tra địa chất đến nay đã xác nhận tỉnh Bắc Kạn có 19 mỏ và điểm quặng vàng trong đó có 7 điểm vàng gốc. Kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50000 và tìm kiếm sơ bộ cho thấy tiềm năng khá lớn, đặc biệt là các mỏ Pác Lạng, Khau Âu; tài nguyên dự báo là 50.261 kg.

Ngoài ra qua điều tra khảo sát địa chất, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có một số loại khoáng sản khác như: Thạch anh, antimon, đồng, titan; các khoáng chất như: Pyrit, barit graphit nhưng trữ lượng không đáng kể.

Vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 6 điểm đá hoa trắng, tài

nguyên dự báo là khoảng 462 triệu m3; đá vôi xây dựng là khoáng sản rất sẵn

trong tỉnh Bắc Kạn, với 64 điểm khoáng sản đã phát hiện. Ngoài ra còn có sét gạch ngói, cát, cuội sỏi xây dựng tương đối sẵn trên địa bàn tỉnh.

2.1.2.5. Về điều kiện địa hình

Tỉnh Bắc Kạn có trên 90% diện tích thuộc địa hình là đồi núi, địa hình bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông suối tạo thành các kiểu địa hình chính sau: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và địa hình thung lũng hẹp ven sông, suối. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong tỉnh rất lớn. Nơi cao nhất là đỉnh dãy núi Phia Bioc có độ cao 1.554 mét, nơi thấp nhất là ở phía Nam huyện Chợ Mới độ cao chỉ 40m so với mặt nước biển, trung bình 500m- 600m. Địa hình tỉnh Bắc Kạn thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)