Tăng cường vai trò, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 100 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ mô

3.3.2. Tăng cường vai trò, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn

Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý BVMT tầm vĩ mô (quốc gia) với quản lý BVMT tầm vi mô (địa phương) và có chỉ đạo cụ thể chính quyền địa phương, nhất là cơ quan quản lý trực tiếp BVMT ở cấp phường/xã. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện một số nội dung sau:

- Thực hiện rà soát lại các nội dung đã ký kết QLNN về khoáng sản và bổ sung về công tác BVMT với các tỉnh giáp ranh tại các khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm, như: Khu vực xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giáp ranh với khu vực Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là điểm nóng về khai thác khoáng sản vàng trái phép, hủy họa môi trường; khu vực lưu vực sông Bắc Giang chảy qua huyện Na Rì và sang huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn HĐKTKS khai thác cát, sỏi, khai thác vàng sa khoáng rất khó kiểm soát; khu vực giáp ranh giữa huyện Pác Nặm, huyện Ngân Sơn với tỉnh Cao Bằng; giữa huyện Chợ Đồn với tỉnh Tuyên Quang. Chỉ đạo việc xây dựng các quy chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn của các tỉnh, các huyện giáp ranh, các xã giáp ranh về công tác QLNN về môi trường trong HĐKTKS. Hạn chế tối đa, mỗi địa phương, mỗi khu vực có sự quản lý, cơ chế QLNN khác nhau về khoáng sản, về môi trường trong HĐKTKS

- Rà soát ban hành quy định, quy chế phối hợp quản lý và cụ thể hơn về

91

trách nhiệm QLNN về môi trường trong HĐKTKS của địa phương và hơn nữa là việc có quy định, quy chế phối hợp QLNN về môi trường trong HĐKTKS; trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, của từng địa phương và của người đứng đầu do Chính phủ ban hành hoặc giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ liên quan để khắc phục một số bất cập trong quá trình QLNN về BVMT trong HĐKTKS còn có sự chồng chéo giữa các cơ quan chuyên môn giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với các ngành Công Thương, Xây dựng, Công an và trách nhiệm của chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã) chưa rõ ràng; đảm bảo quy định thể hiện rõ trách nhiệm của người đứng đầu, của cơ quan QLNN khi để HĐKTKS xảy ra gây ÔNMT, sự cố môi trường; cụ thể trách nhiệm các cơ quan tránh sự đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sự cố, ví dụ: Khi xảy ra sự cố khói, bụi thải ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động chế biến khoáng sản và việc vận hành chưa đúng quy trình sản xuất, chưa thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thay thế hệ thống BVMT,...thì trách nhiệm giữa cơ quan quản lý về công nghiệp do Sở Công Thương quản lý, việc giám sát công trình vào vệ môi trường không chặt chẽ của cơ quan QLNN về môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường; hoặc sự cố vỡ đập chứa bùn thải quặng đuôi thì trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng là Sở Xây dựng, Sở Công Thương, nhưng khi xảy ra sự cố thì chưa xác định được trách nhiệm của cơ quan QLNN... và cũng không rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là không rõ trách nhiệm quản lý lực lượng Công an (Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường) với lực lượng khá đông và thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp HĐKTKS.

- Tăng cường vai trò của UBND các cấp ở địa phương trong QLNN về môi trường trong HĐKTKS: Xác định vai trò chính yếu của UBND địa phương trong việc ban hành và tổ chức, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát các nội quy, quy chế hoặc quy ước BVMT trong HĐKTKS; thu hút, phát huy

92

vai trò giám sát cộng đồng nhân dân đối với hoạt động BVMT trong HĐKTKS để từ đó phát hiện kịp thời các vi phạm về việc chấp hành công tác BVMT của doanh nghiệp, cũng như trách nhiệm thực thi công vụ của cơ quan QLNN về môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)