Sử dụng công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.6. Sử dụng công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt

hoạt động khai thác khoáng sản

2.3.6.1. Công cụ kinh tế

Sử dụng các công cụ kinh tế trong công tác QLNN về BVMT nói chung và BVMT trong HĐKTKS nói riêng là hết sức cần thiết, trước hết là việc tuân thủ, thực hiện nghiêm các văn bản QPPL của Nhà nước và sau đó là

61

đảm bảo sự phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, từng khu vực có HĐKTKS.

Thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về BVMT trong HĐKTKS, như: Thuế tài nguyên, Phí BVMT, Phí nước thải, khí thải; ký quỹ BVMT. Giai đoạn 2011-2016, tổng số tiền thu ngân sách từ HĐKTKS là 493.328 triệu đồng (thuế tài nguyên 163.613 triệu đồng, phí BVMT 162.208 triệu đồng, tiền thuê đất 49.496 triệu đồng, thuế giá trị gia tăng 41.722 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp 38.405 triệu đồng, tiền cấp quyền 37.884 triệu đồng) và hơn 3.020 triệu đông tiền kỹ quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Thưc hiện Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT và Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Tỉnh Bắc Kạn đã kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 45 cơ sở, truy thu và xử phạt hành chính 07 tỷ đồng.

Hàng năm UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên phù hợp với tình hình thực tế và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo sự phù hợp với thực tế của địa phương theo Quyết định số 51/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018.

Bắc Kạn đã sử dụng các công cụ kinh tế cho hoạt động QLNN về BVMT nhưng kết quả còn hạn chế, bất cập và chưa phù hợp do cơ chế, chính sách. Vấn đề thu phí BVMT, thuế tài nguyên còn thấp so với số lượng các mỏ khoáng sản đang hoạt động; số thu chưa phù hợp với khối lượng chất thải phát sinh; việc thu phí nước thải; chất thải rắn chưa được kiểm soát thường xuyên.

62

Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Bắc Kạn chưa cân đối đảm bảo đầu tư tối thiểu 1% ngân sách cho công tác BVMT; trong khi, các nguồn quỹ, vốn hỗ trợ từ Trung ương và các tổ chức khác trong những năm gần đây là rất ít không đáng kể nên công tác QLNN về BVMT trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, việc cân đối ngân sách .

2.3.6.2. Công cụ pháp luật

Sau khi Luật BVMT năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức hội nghị triển khai Luật kịp thời đến các Sở, ngành, địa phương và một số doanh nghiệp; cũng như tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng đến người dân. Triển khai phổ biến Luật BVMT và các văn bản pháp luật về môi trường đến lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể và 8 huyện, thành phố. Các cơ quan thông tin đại chúng: Báo, đài, truyền hình tỉnh Bắc Kạn xây dựng các phóng sự tuyên truyền về Luật BVMT.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp 500 bộ tài liệu về Luật BVMT, Luật khoáng sản và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành tới Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh và Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND cấp huyện và Chủ tịch, các bộ địa chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện ký kết Chương trình phối hợp hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị với Hội nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn và đã cung cấp 100 bộ tài liệu và phối hợp tổ chức tập huấn triển khai Luật BVMT theo chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức đoàn thể. Việc nắm rõ quy định của pháp luật từ cấp cao nhất của tỉnh đến chính quyền cấp xã đã góp phần tích cực trong việc triển khai chỉ đạo công tác QLNN về BVMT trong HĐKTKS; đặc biệt trong việc chỉ đạo xây dựng các văn bản QPPL, các chương trình, kế hoạch và chính sách về QLNN về khoáng sản nói chung, QLNN về môi trường trong HĐKTKS nói riêng. Hệ thống văn bản QPPL của tỉnh về môi trường được

63

ban hành cơ bản khá đồng bộ, kịp thời. Hoạt động BVMT trong HĐKTKS được Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các đoàn thể, xã hội tích cực tham gia giám sát và hưởng ứng; hàng năm Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh để tham gia hoặc tổ chức các đợt giám sát chuyên đề hoặc lồng ghép về công tác BVMT trong HĐKTKS đã chỉ ra một số bất cập về quy định của pháp luật trong công tác BVMT và các quy định khác của pháp luật, điển hình như: Bất cập trong thu phí BVMT theo sản lượng khoáng sản mà không đánh giá theo tiêu chí về hàm lượng, khối lượng xả thải; bất cập giữa Luật BVMT với Luật khoáng sản, Luật đầu tư, Luật xây dựng.

Triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Luật BVMT và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn ban hành. Tỉnh Bắc Kạn đã ban hành cơ bản kịp thời các chủ trương, chính sách và quy định của tỉnh phù hợp với thực tế của địa phương, điển hình như: Chỉ thị 08-CT/TU ngày 02/7/2012 của BTV Tỉnh ủy Bắc Kạn về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây hủy hoại môi trường trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quy hoạch BVMT tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 28/12/2012; Tuy nhiên, việc triển khai các quy định của pháp luật về BVMT trong HĐKTKS chưa tổ chức tập huấn triển khai các quy định của pháp luật về công tác BVMT đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh nên việc nắm bắt của doanh nghiệp về pháp luật trong BVMT còn hạn chế và việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường còn mang tính bắt buộc, hình thức và chưa thực sự là ý thức, trách nhiệm; Chưa thực hiện việc sơ kết, tổng kết các Chương trình phối hợp trong công tác BVMT và việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT.

2.3.6.3. Công cụ giáo dục tuyên truyền

64

Công tác giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT đã được phát huy và đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình triển khai trên địa bàn tỉnh:

Trước hết là việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị, Luật BVMT, Nghị định và các Thông tư hương dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và với các tổ chức chính trị, xã hội, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức ký kết “Chương trình phối hợp hành động BVMT phục vụ phát triển bền vững” với các tổ chức đoàn thể của tỉnh như: Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Liên đoàn lao động, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh. Qua đó, đã tuyên truyền về BVMT sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quần chúng nhân dân.

Công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức đối với việc giải quyết ÔNMT là chủ trương trọng tâm, trọng điểm trong công tác QLNN về BVMT Tỉnh Bắc Kạn. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham gia xây dựng đề án, chương trình, nhiệm vụ triển khai các mô hình, tuyên truyền chính sách, nêu gương điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình đối với vấn đề ÔNMT để các đối tượng gây ÔNMT thay đổi hành vi qua đó môi trường được giữ gìn và cải thiện. Bên cạnh đó, hàng năm Bắc Kạn đã tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng chương trình hành động BVMT tại các địa phương nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân. Thông qua các hoạt động đó, không chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, mà cả người lao động, các hộ dân nhận thức rõ ràng hơn về ý thức và trách nhiệm đối với BVMT trong hoạt động sản xuất. Công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát huy đầy đủ. Sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình đóng góp ý kiến ra quyết định, hoạch định chính sách và hoạt động quản lý BVMT còn nhiều hạn chế, mà chủ yếu họ thể hiện sự phản kháng khi bị ảnh hưởng do ÔNMT từ

65

hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; chưa quan tâm khi lấy ý kiến công đồng khi lập các doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; vấn đề giám sát cộng đồng cũng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, chưa phát huy được sức mạnh nhân dân trong việc đấu tranh yêu cầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực HĐKTKS thực hiện các biện pháp giảm thiểu ÔNMT. Nguyên nhân là do người dân trong cộng đồng chưa thực sự nắm được luật và chính sách của Nhà nước về BVMT, mặt khác do các hộ dân thường có lợi ích tại các doanh nghiệp HĐKTKS, như: Việc làm, dịch vụ phát triển theo trong khi không có giải pháp kiên quyết.

Để khắc phục phần nào những hạn chế trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Báo, Đài phát thanh truyền hình Bắc Kạn và các Báo có văn phòng thường trú tại Bắc Kạn xây dựng nhiều chuyên đề về môi trường trong hoạt động khoáng sản để tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới doanh nghiệp.

2.3.6.4. Công cụ kỹ thuật

Công cụ kỹ thuật quản lý môi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, các hệ thống quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải, sản xuất sạch hơn. Các công tác kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của cơ quan QLNN về BVMT trong HĐKTKS cụ thể là:

a) Đối với việc xử lý chất thải

Chất thải rắn: Chủ yếu là đất đá thải, bùn thải quặng đuôi, chất thải rắn sinh hoạt của 37 mỏ khoáng sản đang hoạt động khai thác với diện tích cấp phép khoảng 2.000ha và diện tích mặt đất, thảm thực vật có thể bị tác động trực tiếp lớn hơn rất nhiều lần diện tích cấp phép khai thác; lượng đất đá bóc

thải ra khoảng 185,8 triệu m3 (bao gồm cả đất đã xây dựng cơ bản mỏ). Hoạt

động chế biến với 07 dự án chế biến khoáng sản hàng năm cũng thải ra môi

trường khoảng 15 triệu m3 bùn thải; số rác thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng

66

300 tấn/năm và số rác thải là chất thải nguy hại phát sinh hàng năm lên khoảng 15-20 tấn/năm. Trong khi, địa hình tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt tại các vùng khoáng sản là đồi núi có độ dốc lớn nên việc xây dựng các công trình BVMT, như: khu chưa đất đá thải, hồ chứa bùn thải quặng đuôi là rất khó khăn, phức tạp và dễ gây ra các sự cố môi trường nếu chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thấp, quan liêu, không phù hợp với thực tế; công tác kiểm tra giám sát việc xây dựng công trình BVMT thiếu chặt chẽ, xác nhận công trình BVMT không đảm bảo môi trường.

Tăng cường công tác thẩm định của cơ quan QLNN về HĐKTKS từ khâu đánh giá thăm dò trữ lượng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế bản vẽ thi công và xác nhận công trình BVMT. Ngoài ra, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quan trắc môi trường thường xuyên của cơ quan QLNN, cũng như phát huy, khuyến khích hoạt động giám sát cộng đồng về BVMT trong HĐKTKS.

b) Về nước thải

Lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản là có nhu cầu sử dụng nước và nguy cơ gây ÔNMT nước mặt và nước ngầm là rất lớn. Thậm chí gây hạ thấp mực nước ngầm, gây sụt lún như trong thời gian qua đã xảy ra tại thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, xã Bằng Lãng - huyện Chợ Đồn khi các mỏ chì kẽm Nà Tùm, mỏ Nà Bốp- Pù Sáp bơm hút nước tháo khô mỏ để khai thác khoáng sản đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân, gây hoang mang cho nhân dân sống trong khu vực. Ngoài ra, hoạt động chế biến khoáng sản hầu hết đều sử dụng hóa chất có thành phần độc hại, tác động rất xấu đến môi trường, như các hóa chất thường sử dụng đó là: Vichemgold, xyanua, xút (NaOH), axít sunfuaric, axít clohydric, axit nitric, thuốc tuyển, dầu thông, butanxantat có nguy cơ tồn dư trong nước thải sẽ gây ÔNMT nghiêm trọng. Trong khi lượng nước bình quân sử dụng cho các nhà

máy chế biến rất lớn (khoảng 700 - 1.000 nghìn m3/năm). Ngoài ra, việc tác

67

bóc đất đá, tác động đến thảm thực vật nên lượng nức mưa chảy tràn gây ÔNMT, nguy cơ gây sạt lở đất đá vào mùa mưa.

Đánh giá tác động môi trường, lựa chọn công nghệ và xây dựng hệ thống bể chứa, hồ chứa và xử lý hạn chế tối đa hóa chất tồn dư thải ra môi trường. Đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc môi trường và thực hiện thẩm định, cấp giấy phép sử dụng nước mặt, nước ngầm và phí xả thải đúng, đủ theo quy định của pháp luật.

c) Về khí, bụi, tiếng ồn và chấn động

Trong HĐKTKS vấn đề phát thải bụi, tiếng ồn và rung động do hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, máy móc, thiết bị nghiền tuyển, quạt thổi gió công suất lớn gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Các dự án chế biến khoáng sản, đặc biệt chế biến khoáng sản kim loại (thiêu kết

chì kẽm, sắt) phát sinh các loại khí độc hại, như CO2, SO2, NOx, có nguy cơ

gây ÔNMT cao, và có thể gây mưa axít khi gặp điều kiện khí hậu thuận lợi; thực tế đã xảy ra tại Xưởng tận thu kim loại chì kẽm tại huyện Ngân Sơn, tại Nhà máy luyện chì Bắc Kạn tại huyện Chợ Đồn, Nhà máy luyện gang tại huyện Bạch Thông. Lượng phát sinh khí, bụi của các nhà máy chế biến khoáng sản có thể lên tới 0,3kg/h; ngoài ra, tại hoạt động nổ mìn, nghiền sàng đá vôi tại các mỏ đá lộ thiên cũng phát sinh bụi khá lớn và có thể lên đến 0,5kg/h.

Các doanh nghiệp phải nghiêm túc đầu tư hệ thống dây truyền, thiết bị phù hợp để xử lý; áp dụng các phương pháp nổ mìn hiện đại, như: nổ mìn vi sai, sử dụng bua nước để dập bụi. Vấn đề phát sinh khí bụi, tiếng ồn cần phải được đánh giá cụ thể trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; đồng thời phải nghiêm túc triển khai xây dựng, lắp đặt được kiểm tra công tác nghiệm thu và xác nhận công trình BVMT.

d) Các hệ thống quan trắc môi trường:

Đã quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt với 20 điểm lấy mẫu và

68

15 điểm quan trắc không khí phân bố khắp các địa phương trong đó đã triển khai tại một số điểm có nguy cơ ÔNMT do HĐKTKS; thực hiện chương trình quan trắc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với 03 đợt, với tần suất như sau: Môi trường không khí, nước mặt 03 đợt/năm; nước ngầm 02 đợt/năm; đất 01 đợt/năm..

e) Sản xuất sạch hơn

Hoạt động đánh giá tác động môi trường và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường có chất lượng ngày càng được nâng cao, đây thực sự là công cụ kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)