7. Kết cấu của luận văn
3.3. Giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ mô
3.3.1. Sắp xếp hợp lý công tác cán bộ quản lý bảo vệ môi trường
Cũng giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, tỉnh Bắc Kạn chưa thành lập được mạng lưới cơ quan quản lý môi trường ở cấp huyện và cấp xã hoặc chưa có cán bộ chuyên trách quản lý môi trường tại cấp xã mà vẫn mang tính chất kiêm nhiệm; đặc biệt đối với địa phương có diện tích rộng, địa hình khó khăn và có nhiều tài nguyên khoáng sản như tỉnh Bắc Kạn; trong khi, đối với tỉnh Bắc Kạn thì nguy cơ ÔNMT từ HĐKTKS là rất lớn. Thực tế, công tác QLNN về môi trường nói chung và QLNN về môi trường trong HĐKTKS nói riêng của cấp huyện và cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động chưa có hiệu quả, nhất là những huyện có nhiều cơ sở hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản như huyện Chợ Đồn, huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm, các huyện còn lại có HĐKTKS ít hơn. Vì vậy, việc rà soát thực trạng chuyên môn nghiệp vụ, bố trí cán bộ trực tiếp theo dõi QLNN về BVMT trong HĐKTKS phù hợp với trình độ chuyên môn; đảm bảo về số lượng, chuyên môn phù hợp của công chức QLNN về môi trường theo đặc thù của từng địa phương là rất cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến việc phát triển mạng lưới quản lý tại các xã có nhiều mỏ khoáng sản đang hoạt động và các xã tiềm năng về tài nguyên khoáng sản kim loại quý, như
90
tại: Xã Kim Hỷ, xã Lương Thượng, xã Lương Thành, xã Lam Sơn (huyện Na Rì); xã Khau Âu (huyện Chợ Mới); xã Thượng Quan, xã Thuần Mang, xã Đức Vân, xã Bằng Vân, xã Thượng Ân (huyện Ngân Sơn); xã Bằng Thành, xã An Thắng (huyện Pác Nặm);... Đặc biệt, việc chuyển đổi vị trí công tác cần phải đảm bảo yếu tố chuyên môn về môi trường khoáng sản; tránh việc chuyển đổi vị trí công tác không có chuyên môn phù hợp từ lãnh đạo Phòng này sang lãnh đạo Phòng khác trong cùng một huyện; thay vì đó là chuyển đổi cán bộ chuyên môn giữa huyện này và huyện khác hoặc theo ngành dọc, theo lĩnh vực.