Thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình hoạt động khai thác khoáng sản tác động đến môi trường

2.2.1. Thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn

Theo kết quả công tác điều tra địa chất, tỉnh Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hoá thuộc 24 loại khoáng sản được chia thành 5 nhóm: Khoáng sản nhiên liệu; Khoáng sản kim loại: Khoáng chất công nghiệp (Đá vôi xi măng, sét xi măng, đá vôi trắng, dolomit, pyrit, barit, graphit và thạch anh tinh thể, đá ốp lát) Vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) khá phổ biến gồm đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; đất sét làm gạch, ngói; cát, sỏi phân bố ở các huyện. Trong đó, tiềm năng về khoáng sản kim loại là khá triển vọng gồm quặng sắt với tài nguyên dự báo khoảng hơn 15 triệu tấn; Quặng sắt mangan; Vàng (Có 19 mỏ và điểm quặng vàng ở huyện Ngân Sơn, huyện Chợ Mới, huyện Pác Nặm, huyện Bạch Thông, huyện Na Rì). Nhiều nhất là khoáng sản chì kẽm: Có 77 mỏ và điểm khoáng sản tập trung chủ yếu ở các huyện: Chợ Đồn, Ngân Sơn, một số điểm ở huyện Pác Nặm, huyện Na Rì, huyện Chợ Mới, tài nguyên dự báo khoảng 4 triệu tấn kim loại chì, kẽm.

Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 72 mỏ khoáng sản được cấp phép thăm dò, khai thác, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 10 giấy

phép, UBND tỉnh cấp 62 giấy phép (có 24 giấy phép được cấp phép theo Luật

Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 47 giấy phép HĐKTKS còn hiệu lực, trong đó: 10 giấy phép thăm dò (gồm 04 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và 06 giấy phép do UBND tỉnh cấp); 37 giấy phép khai thác, (gồm 08 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và 29 giấy

44 phép do UBND tỉnh cấp). Trong đó:

- Khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường 18 giấy phép; khai thác cát, sỏi 05 giấy phép; khai thác quặng chì kẽm 09 giấy phép; khai thác quặng sắt 03 giấy phép; khai thác đá vôi trắng 01giấy phép.

Khai thác khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, các mỏ đá vôi chỉ hoạt động đạt khoảng 30% công suất thiết kế do nhu cầu thị trường thấp.

Các hoạt động khai thác khoáng sản kim loại trong những năm gần đây có chiều hướng giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ thấp. Đặc biệt là quặng sắt, năm 2016 có 02 mỏ phải dừng hoạt động do không tiêu thụ được (mỏ Bản Quân, xã Ngọc Phái và mỏ Pù Ổ, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn). Đối với quặng chì kẽm, trong số 08 mỏ được cấp phép chỉ có mỏ Chợ Điền và mỏ Nà Bốp-Pù Sáp là hoạt động khá ổn định; mỏ Nà Tùm, Nà Duồng, huyện Chợ Đồn và mỏ Sáo Sào, huyện Ngân Sơn hoạt động cầm chừng, không ổn định; mỏ Pù Quéng, huyện Chợ Đồn, đơn vị mới Thông báo khai thác ngày 03/4/2017; các mỏ chưa hoạt động khai thác: Mỏ Lũng Váng, huyện Chợ Đồn (do liên quan vùng CT229, hiện đang làm thủ tục đất đai); mỏ Nà Lẹng-Nà Cà, huyện Bạch Thông (đang xây dựng cơ bản mỏ). Khoáng sản đá vôi trắng mỏ Nà Hai, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, do chất lượng sản phẩm không cao nên chưa cạnh tranh được trên thị trường, từ 2007 mỏ chỉ hoạt động cầm chừng, nay không hoạt động.

Đối với khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường: Đa số các doanh nghiệp khai thác cầm chừng, việc chế biến cơ bản sử dụng máy nghiền sàng công suất nhỏ, chất lượng sản phẩm không cao, chủ yếu bán cho các công trình nhỏ lẻ.

Đối với khoáng sản chì kẽm: Các mỏ chủ yếu được cấp phép trên cơ sở tổng hợp tài liệu địa chất, điều tra, đánh giá. Việc chế biến quặng chì kẽm cơ bản là sơ chế, tuyển nâng cao hàm lượng quặng với công nghệ tuyển nổi và lò

45

thiêu quặng oxit kẽm. Việc chế biến sâu để nâng cao giá trị khoáng sản cũng như thu hết các khoáng sản đi kèm chưa thực hiện được.

Các loại khoáng sản khác (quặng sắt, đá vôi trắng): Các điểm mỏ

quặng sắt chưa được thăm dò để xác định trữ lượng cụ thể; các doanh nghiệp thông báo tạm dừng khai thác vào đầu năm 2016 do khó khăn về thị trường,

không tiêu thụ được sản phẩm (mỏ quặng sắt Bản Quân, xã Ngọc Phái; mỏ

quặng sắt Pù Ổ, xã Quảng Bạch, mỏ đá vôi trắng Nà Hai, xã Quảng Khê).

Việc cấp phép mỏ khoáng sản cho các doanh nghiệp khai thác cơ bản hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia HĐKTKS. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng một phần đáng kể cho nhu cầu sử dụng khoáng sản của một số ngành công nghiệp như: Kim loại màu, luyện gang thép, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, đường giao thông. Đồng thời, tạo công ăn việc làm ổn định, có nguồn thu nhập khá so với các ngành công nghiệp khác, đóng góp một phần đáng kể nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các nguồn thuế, phí, lệ phí. Theo đó, đã có đóng góp vào tăng trưởng của ngành công nghiệp, giá trị sản

xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt 961.198 triệu

đồng, tăng 9,1% so với năm 2015, song so với năm 2011 mới chỉ tăng 3,1%. Cụ thể các giấy phép và tình hình hoạt động tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03.

Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội trong khu vực có khoáng sản được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức như: Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết không tham gia khai thác khoáng sản trái phép, không bán đất cho các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; quy định về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn; tổ chức Đoàn công tác liên ngành thực hiện công tác kiểm

46

tra định kỳ hoặc đột xuất tại các địa bàn thường xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép hoặc có nguy cơ diễn ra khai thác khoáng sản trái phép, xử lý và đề xuất xử lý kịp thời các vi phạm của tổ chức, cá nhân, qua đó tình trạng khai thác khoáng sản trái phép cơ bản được ngăn chặn.

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong HĐKTKS được các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp thực hiện qua các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất, cụ thể: Từ năm 2011 đến năm nay, tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 155 cuộc, theo đó, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 44 quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định; đã truy thu và xử lý trên 7 tỷ đồng tiền thuế, tiền phạt.

Công tác thu nộp ngân sách từ HĐKTKS được thực hiện theo đúng quy định và góp phần đáng kể trong thu ngân sách địa phương: Trong giai đoạn 2011-2016 tổng số thuế, phí thu từ HĐKTKS là 493.328 triệu đồng (thuế tài nguyên 163.613 triệu đồng, phí BVMT 162.208 triệu đồng, tiền thuê đất 49.496 triệu đồng, thuế giá trị gia tăng 41.722 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp 38.405 triệu đồng, tiền cấp quyền 37.884 triệu đồng). Trong đó, số thu thuế, phí chủ yếu từ các mỏ chì, kẽm và quặng sắt, cụ thể: Các mỏ chì kẽm có số nộp ngân sách lớn nhất, năm 2016 là 59.625 triệu đồng (phí BVMT 32.609 triệu đồng, thuế tài nguyên 21.437 triệu đồng, tiền cấp quyền 5.579 triệu đồng); các mỏ sắt nộp 5.774 triệu đồng (tiền thuế, phí là 4.429 triệu đồng, cấp quyền 1.345 triệu đồng) số nộp của các mỏ khoáng sản khác chiếm tỷ lệ thấp.

Trong quá trình điều tra đánh giá và thu thập tài liệu địa chất khoáng sản đã thực hiện từ trước đến nay cho thấy tỉnh Bắc Kạn khá phong phú về khoáng sản các loại: chì kẽm, vàng, sắt, antimon, đá vôi trắng, đá ốp lát, vật liệu xây dựng trong đó có triển vọng về quy mô và trữ trượng là chì kẽm, vàng, sắt và vật liệu xây dựng.

Tính đến tháng 12/2018, trên địa bàn tỉnh có 50 giấy phép HĐKTKS còn hiệu lực, trong đó: 11 giấy phép thăm dò (gồm 04 giấy phép do Bộ Tài

47

nguyên và Môi trường cấp và 07 giấy phép do UBND tỉnh cấp); 39 giấy phép khai thác (cấp theo Luật Khoáng sản 2010), trong đó: khai thác quặng chì kẽm 10 giấy phép; khai thác quặng sắt 03 giấy phép; khai thác vàng gốc 02 giấy phép; khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) 19 giấy phép; khai thác cát sỏi 03 giấy phép; khai thác sét gạch ngói 01 giấy phép; khai thác đá vôi trắng 01giấy phép.

Từ khi Luật Khoáng sản ban hành đã có hầu hết các thành phần kinh tế

như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty CP, hợp tác xã tham gia khai thác khoáng sản. Theo thống kê, số doanh nghiệp tham gia hoạt động trong công nghiệp khai thác mỏ tăng từ 32 doanh nghiệp (năm 2015) lên đến hơn 47 doanh nghiệp (năm 2018).

2.2.2. Thực trạng bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

Trong những năm qua, Tỉnh Băc Kạn đã đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề môi trường nói chung và vấn đề môi trường trong HĐKTKS nói riêng; hoạt động BVMT đã được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, BVMT trong HĐKTKS ở tỉnh Bắc Kạn hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới; vấn đề ÔNMT từ HĐKTKS trên địa bàn tỉnh tiếp tục bị ô nhiễm, suy thoái và có nơi nghiêm trọng; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm minh, nhiều chủ đầu tư HĐKTKS chưa chấp hành, thực hiện đầy đủ trách nhiệm BVMT.

- Cạn kiệt nguồn khoáng sản không tái tạo: Khoáng sản là hữu hạn, hầu hết không tái tạo; việc khai thác, sử dụng khoáng sản không hợp lý hoặc khai thác, chế biến mới dừng lại ở dạng bán thành phẩm (tinh quặng, kim loại thô) với giá trị thấp, phát thải chất thải lớn, gây hủy hoại môi trường. Thực tế, quặng chì, kẽm, sắt, vàng trên địa bàn tỉnh ngày cạn kiệt, điều kiện khai thác

48

xuống khó khăn, khối lượng bóc đất đá thải lớn, hàm lượng khoáng sản hữu ích thấp. Trong khai thác khoáng sản kim loại, với phương pháp khai thác lộ

thiên hệ số bóc bình quân khoảng 55m3/tấn quặng và 35m3/tấn quặng đối với

mỏ khoáng sản khai thác hầm lò; theo đó, hàng năm HĐKTKS tỉnh Bắc Kạn thải ra môi trường khoảng từ 8-10 triệu tấn đất đá thải. Trong khi vấn đề kiểm soát về sản lượng khoáng sản khai thác của Nhà nước rất hạn chế và chủ yếu là từ sự khai báo trực tiếp của doanh nghiệp có HĐKTKS nên dễ gây ra sự thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách.

- Suy thoái nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất: HĐKTKS đều có tác động đến bề mặt trái đất, bóc đất đá mặt với diện tích/khối lượng lớn gây hủy hoại thảm thực vật, hoạt động khai thác hầm lò kèm theo là việc bơm nước ngầm tháo khô mỏ gây suy thoái nguồn nước ngầm; hoạt động sử dụng nước để phục vụ chế biến khoáng sản và thải nước thải chứa tồn dư hóa chất gây ÔNMT. Hoạt động khai thác khoáng sản thải nước thải bình quân ra môi

trường khoảng 3m3/tấn sản phẩm, công tác chế biến đạt được 01 tấn sản phẩm

thải ra môi trường khoảng 8m3 nước thải có chứa hóa chất nguy hiểm, kim

loại nặng và diện tích đất rừng bị ảnh hưởng, suy thoái do HĐKTKS lên đến hàng nghìn Ha đất.

- Ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn: Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản hầu hết đều phát thải khói bụi, tiếng ồn do máy móc, thiết bị hoạt động, từ hoạt động nổ mìn; đặc biệt, các nhà máy, xưởng chế biến khoáng sản

kim loại thải ra môi trường nhiều khí độc, như: CO2, SO2, NOx, gây ÔNMT

nghiêm trọng, thậm trí gây ra hiện tượng "mưa axít" ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, gây chết cây cối và hoa màu, ăn mòn các vận dụng.

- Các vấn đề khác phát sinh từ HĐKTKS: Vấn đề tai nạn lao động nghiêm trọng trong HĐKTKS, lao động trong HĐKTKS là ngành nghề có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, thực tế trong những năm gầy đây, tại nạn lao động nghiêm trọng gần như năm nào cũng xảy ra trong ngành khai

49

khoáng. Vấn đề mất an ninh, trật tư và tệ nạn xã hội tại những khu vực có HĐKTKS có xu thế tăng cao hơn so với khu vực khác và ngày càng phức tạp. Ngoài ra, HĐKTKS đã gây ra sự xuống cấp về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông bị xuống cấp nghiêm trọng chủ yêu do hoạt động vận chuyển khoáng sản gây ra. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra hơn 20 vụ tại nạn lao động liên quan đến hoạt động khoáng sản và làm chết 07 người.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)