Kiến nghị thực hiện giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 109 - 128)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Kiến nghị thực hiện giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ mô

bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

1/ Công tác tuyên truyền, đề nghị Ban tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo Đài

phát thanh truyền hình tỉnh Bắc Kạn xây dựng chuyên mục BVMT trong HĐKTKS phát định kỳ 1 lần/tuần; Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường trong HĐKTKS và kỹ năng cơ bản giám sát việc thực hiện công tác bảo về môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực môi trường, thậm trí phổ biến đến các hộ dân thông qua các dịp họp thôn về công tác bảo vệ trong HĐKTKS nới có dự án khai thác, chế biến khoáng sản hoạt động.

2/ Giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trong cơ cấu ngành kinh tế, trong đóng góp ngân sách địa phương từ việc xây dựng định hướng, chiến lược, nghị quyết của Tỉnh ủy và phương hướng phát triển của mỗi ngành, địa phương.

3/ UBND tỉnh Bắc Kạn giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan rà soát lại quy hoạch khoáng sản của tỉnh phù hợp với tình hình mới và đánh giá lại báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược của quy hoạch; rà soát điều chỉnh cơ cấu phát triển các ngành, lĩnh vực khác phát triển phù hợp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào cơ cấu phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Đồng thời, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp hoặc hạn chế, không cấp HĐKTKS tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng đến các khu bảo tồn, vườn quốc gia; đồng

100

thời có giải pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, đặc biệt đối với khoáng sản quý hiếm.

4/ Rà soát và điều chỉnh, bổ sung các quy định quản lý về khoáng sản, BVMT trong HĐKTKS đảm bảo theo đúng quy định, phù hợp với địa phương và đảm bảo sự hài hóa lợi ích giữa bốn bên: Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và môi trường. Trong đó: tập trung quy định cụ thể về các biện pháp giám sát trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật số, công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên khoáng sản, môi trường (xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên khoáng sản trên website, bản đồ số,...), lắp đặt camera giám sát hoạt động xuất/nhập khoáng sản, xả thải và kết nối cung cấp dữ liệu thường xuyên về trung tâm xử lý đặt tại các huyện; quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu tại địa phương, cơ quan chuyên môn khi để xảy ra ÔNMT nghiêm trọng từ HĐKTKS; bổ sung quy định, tiêu chí đánh giá cán bộ, người đứng đầu các cơ quan, đia phương QLNN về lĩnh vực môi trường trong HĐKTKS thông qua lá phiếu đánh giá của cử tri tại khu vực có HĐKTKS định kỳ 02 lần/năm thông qua các kỳ họp HĐND các cấp hàng năm; xây dựng quy chế phối hợp quản lý môi trường trong HĐKTKS giữa lực lượng công an, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành, địa phương có HĐKTKS; xây dựng quy chế về trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểm tra công tác BVMT và việc giám sát, kiểm tra các đoàn kiểm tra của các cơ quan chuyên môn, lực lượng cảnh công an quản lý về công tác BVMT; bổ sung quy định về phân bổ ngân sách hàng năm cho hoạt động giám sát, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xã hội,... cho các địa phương có HĐKTKS từ nguồn thu phí BVMT.

5/ Kiện toàn, củng cố bộ máy và cơ cấu tổ chức, cũng như tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, kỹ năng QLNN về môi trường trong HĐKTKS cho cấp huyện, cấp xã có nhiều HĐKTKS; bố trí, sắp xếp vị trí việc làm và tuyển dụng, luân chuyển cán bộ có chuyên môn phù hợp về thực hiện công tác quản lý về môi trường trong HĐKTKS phù hợp, tránh thực hiện mang tính

101

hình thức. Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất cho các đơn vị chuyên môn về môi trường (Trung tâm Quan trắc môi trường), đặc biệt là các trang, thiết bị phân tích các mẫu chất thải rắn, nước, khí,...

6/ Tăng cường kinh phí đầu tư cho các dự án xử lý ÔNMT tập trung tại các khu vực chế biến khoáng sản và đảm bảo cân đối từ đầu năm kinh phí tối thiểu 1% chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trường để phân bổ thực hiện có hiệu quả.

7/ Đảm bảo chất lượng các hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chất lượng thẩm định thiết kế cơ sở, chất lượng thẩm tra chủ trương đầu tư để chỉ chấp thuận các dự án có biện pháp BVMT theo quy định. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thường trực khi thẩm định các dự án trên không đảm bảo tính khả thi, không hiệu quản và đặc biệt gây ÔNMT do yếu tố chủ quan hoặc kèm năng lực.

8/ Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch các thủ tục cấp giấy phép HĐKTKS, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, nghiệm thu công trình BVMT,... Trong đó, triển khai 100% việc cấp các mỏ mới thông qua đấu giá rộng rãi cấp quyền khai thác và tránh tối đa việc xin giấy phép HĐKTKS theo hình thức "xin – cho" như thời gian vừa qua. Việc đấu giá phải lấy tiêu chí BVMT trong HĐKTKS là một trong các yếu tố tiên quyết để trúng đấu giá mỏ.

9/ Thường xuyên đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý BVMT trong HĐKTKS.

102

Tiểu kết chương 3

Quản lý nhà nước về BVMT trong HĐKTKS nhằm đảm bảo các hoạt động BVMT và phát triển nhanh và bền vững, đúng theo chủ trương, nghị quyết, chính sách về BVMT của Đảng và Nhà nước ta vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn luôn tích cực chủ động phát huy cao nội lực, tranh thủ tốt các nguồn lực để làm tốt công tác quản lý nhà nước về BVMT trong HĐKTKS nói riêng và BVMT chung trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, góp phần xây dựng và phát triển KT-XH trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về BVMT trong HĐKTKS vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập trong việc tổ chức triển khai thực hiện, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là ở cấp cơ sở vẫn còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển hội nhập trong giai đoạn hiện nay.

Để công tác quản lý nhà nước về BVMT trong HĐKTKS ngày càng phát triển, đúng theo định hướng cần phải xây dựng các mục tiêu, phương hướng cụ thể, dự báo phán đoán được tình hình và các vấn đề phát sinh trong tương lai. Sắp xếp hợp lý công tác cán bộ quản lý bảo vệ môi trường, tăng cường vai trò, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn, nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường về hoạt động khoáng sản cấp tỉnh, huyện, xã, hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững và tăng cường công tác thanh tra, giám sát ở địa phương. Để thực hiện các giải pháp, tác giả luận văn đề xuất một số kiến nghị làm cơ sở cho sự hình thành những con người đủ sức phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.

103

KẾT LUẬN

QLNN về BVMT trong HĐKTKS là một nội dung quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của nước ta phát triển bền vững của tỉnh Bắc Kạn. Nếu không đặt đúng vị trí của BVMT thì không thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, thậm trí còn gây hủy hoại môi trường, phá hỏng hạ tầng giao thông do nhu cầu vận chuyển khoáng sản rất lớn gây ra. Thực tế cho thấy, QLNN về BVMT là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và phải luôn giữ được môi trường ở trạng thái cân bằng.

Trong những năm qua, hoạt động BVMT trong HĐKTKS tỉnh Bắc Kạn đã từng bước được quan tâm và đạt kết quả bước đầu; HĐKTKS có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề BVMT trong HĐKTKS tỉnh Bắc Kạn cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa mới để hạn chế tác các tác động xấu đến môi trường khi nhu cầu, quy mô khai thác, chế biến khoáng sản của tỉnh đang có xu thể tăng mạnh. Nhìn chung môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản tiếp tục có nguy cơ cao bị ô nhiễm suy thoái; sự cố môi trường, suy thoái nguồn nước ngầm, sụt lún cục bộ; không khí bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực. Chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, khả năng tiếp thu và vận dụng những kiến thức về việc sử dụng các công cụ, thiếu kiến thức chuyên môn trong quản lý BVMT trong HĐKTKS, đây là khiếm khuyết lớn cần được khắc phục.

Nhằm từng bước khắc phục, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, đồng thời nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới, cần khẩn trương rà soát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan có liên quan theo hướng phân công cụ thể trách nhiệm, tập trung quản lý thống nhất đầu mối, khắc phục sự

104

phân tán, chồng chéo về nhiệm vụ bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý môi trường các cấp, nhất là tập trung vào cấp quận, huyện, xã, phường; tiếp tục rà soát các quy định về ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng quy định cụ thể về định mức trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường và cần làm rõ phương án, trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như tuyên truyền, vận động người dân tham gia tích cực trong việc phát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực này./.

105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 về định hướng

chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Hà Nội; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo công tác QLNN về khoáng sản

năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2019;

3. Các Quyết định, phê duyệt Quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến

khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương, Hà Nội;

4. Chính phủ, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, Nghị định

số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT;Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; Nghị định số

22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

5. Chính phủ, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

6. Chính phủ, Nghị quyết về việc ban hành Chương trình hành động thực

hiện Nghị quyết số 02/NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

7. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Niên giám thống kê năm 2018. Nhà xuất

bản thống kê;

8. Cục Thuế tỉnh, Báo cáo rà soát, tổng hợp đánh giá tình hình thu ngân

sách năm 2018

106

9. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa

học, Nxb Giáo dục;

10. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình QLNN về khoa học công

nghệ và tài nguyên môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật;

11. Học viện Hành chính Quốc gia, Hành chính công, Nxb Khoa học và Kỹ

thuật;

12. Quốc hội, Luật BVMT năm 2014,Luật Khoáng sản năm 2010 (có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/7/ 2011);

13. Lại Hồng Thanh, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên

và Môi trường, 2009. QLNN về khoáng sản;

14. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 về việc

tăng cường công tác QLNN đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;

15. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực thực thi

chính sách, pháp luật về khoáng sản

16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết Định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính Phủ về chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

17. Lê Quang Thuận và cộng sự, 2015. Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu

quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội;

18. Phạm Chung Thủy, 2012. Pháp luật về hoạt động khai thác và chế

biến khoáng sản ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ ngành Luật kinh tế;

19. Tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo công tác QLNN về HĐKTKS và tình hình

HĐKTKS các năm 2015 – 2018;

107

20. Tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn 2011-2015

và các năm: 2016, 2017, 2018;

21. Tỉnh Bắc Kạn, Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 06/8/2013

của Tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chỉ thị 08-CT/TU ngày 02/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép gây hủy hoại môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

22. Tỉnh Bắc Kạn, Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 11/01/2017

Quy định về quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;

23. Tỉnh Bắc Kạn, Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 ban

hành quy định về BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 ban hành Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2123/2012/QĐ- UBND ngày 17/12/2012 về việc ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

24. Tỉnh Bắc Kạn, Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017

Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh;

25. Tỉnh Bắc Kạn, Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 Phê duyệt

Đề án nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020;

26. Tỉnh Bắc Kạn, Quyết định số 867/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 Về việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 109 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)