7. Kết cấu của luận văn
2.4.1. Kết quả đạt được
- Sự chỉ đạo thống nhất từ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về công tác BVMT trong HĐKTKS; bước đầu sự chuyển biến thay đổi nhận thức từng
71
bước giảm tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và tăng phát triển các ngành công nghiệp khác thân thiện với môi trường và phù hợp với xu thế phát triển.
- Một số điểm nóng về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường được tập trung đánh giá, tìm nguyên nhân và từng bước khắc phục, như: Đánh giá khu vực sụt lún tại huyện Chợ Đồn, ô nhiễm khí thải do hoạt động chế biến khoáng sản tại xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, xử lý gia cố đập chứa bùn thải quặng đuôi.
- Về công tác thực hiện và hướng dẫn thực hiện một số văn bản đối với cấp dưới: Xuất phát từ thực tiễn về tính chất công việc và đối tượng làm công tác quản lý BVMT ở các cấp cơ sở như cấp huyện, cấp xã việc thực hiện và hướng dẫn thực các loại văn bản QPPL (như là mẫu báo cáo thống kê, cụ thể hóa hơn nữa những thông tư hướng dẫn, cụ thể hóa Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường) là rất cần thiết. Trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai, hướng dẫn thực hiện hầu hết các văn bản QPPL về công tác quản lý môi trường của Trung ương, của Tỉnh ban hành đến các doanh nghiệp HĐKTKS. Cơ bản xây dựng, ban hành đầy đủ các chủ trương, chính sách, kế hoạch và quy định về công tác BVMT nói chung và BVMT trong HĐKTKS nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo tính hình thực tế, đặc điểm của địa phương.
- Về xây dựng bộ máy QLNN về BVMT: Sau khi thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, bên cạnh việc tăng cường và hoàn thiện thành lập Chi cục BVMT trực tiếp QLNN về môi trường, thành lập Trung tâm Quan trắc môi trường thực hiện công tác lấy mẫu, đánh giá và thực hiện các dịch vụ về môi trường, ngoài ra Phòng Quản lý Khoáng sản, Nước và Khí tượng thủy văn trực tiếp QLNN về tài nguyên khoáng sản; hệ thống QLNN về môi trường đã được hình thành đến cấp huyện, một số huyện đã bố trí cán bộ giúp UBND cấp xã quản lý môi trường.
72
- Về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố và quan trắc môi trường: Bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách, việc tổ chức triển khai thực thi các văn bản này đã được các cấp, các ngành chú trọng. Một số đề án, dự án, mô hình nhằm ngăn ngừa, ứng phó và khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã được triển khai thực hiện, điển hình như: Việc lắp đặt các thùng rác chứa rác thải sinh hoạt tại khu mỏ, khu tập thể công nhân; triển khai diễn tập phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất hàng năm tại doanh nghiệp có sử dụng hóa chất phục vụ chế biến khoáng sản; diễn tập phòng chống sự cố tràn, vỡ đập chứa bùn thải quặng đuôi.
Công tác quan trắc và giám sát môi trường đã đặt trọng tâm vào khu vực sụt lún tại huyện Chợ Đồn, huyện Ngân Sơn, khu vực các lưu vực sông, khu vực Hồ Ba Bể. Cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục truyền thông, xây dựng các chương trình, dự án khắc phục ô nhiễm, đặc biệt là bước đầu xác định được nguyên nhân gây ra sụt lún, cây cối chết. Công tác hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư đã cơ bản được hoàn thành việc lập và tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ năm 2010-2018 đã phê duyệt 145 báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch BVMT; trong đó có 60 báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản và 55 phương án cải tạo, phục hồi môi trường HĐKTKS và xác nhận 60 công trình BVMT theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện pháp luật về BVMT cũng được đẩy mạnh, đã tổ chức cuộc thanh tra toàn diện rộng (thanh tra liên ngành) về BVMT mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc bảo đảm thực thi pháp luật về môi trường xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Hàng năm, đã tổ chức ít nhất 01 đợt kiểm tra công tác BVMT đối với mỗi đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; tại thời điểm kiểm tra cơ bản các doanh nghiệp chấp hành đầy đủ các quy định của
73
pháp luật về công tác BVMT trong HĐKTKS. Công tác kiểm tra đột xuất chưa được thực hiện hiệu quả, nên việc phát hiện kịp thời các vi phạm về BVMT còn hạn chế; phương tiện, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người kiểm tra, trong khi vấn đề giám sát, vấn đề chịu trách nhiệm kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra chưa chặt chẽ nên dễ xảy ra kết luận kiểm tra chưa đánh giá đúng thực trạng về công tác BVMT.
- Việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực BVMT bắt đầu trong những năm gần đây được đề cập, nhưng đến nay chỉ có 02 công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về lĩnh vực HĐKTKS; duy trì mạng quan trắc nhằm tăng cường khả năng dự báo, cảnh báo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong HĐKTKS. Tuyên truyền, khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, nhân rộng các mô hình sản xuất sạch hơn trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức về BVMT được coi trọng. Hoạt động hợp tác quốc tế về công tác BVMT trong HĐKTKS chưa được quan tâm triển khai; nên chưa có số liệu, thông tin đánh giá khách quan về tính hiệu quả, cũng như sự tác động đến môi trường từ HĐKTKS.