Thực trạng nhân lực y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Nghĩa Hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 45 - 53)

Bảng 2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại BVĐK huyện Nghĩa Hành TT Các chỉ số về nhân lực Định mức

TTLT 08

Hiện có 1 Thông tin chung

Số giường bệnh 93 80 Số nhân viên y tế 113-123 Biên chế Tổng (biên chế và hợp đồng) 54 63 Tỷ lệ NVYT/giường bệnh 1,2-1,3 0,7 0,8 2 Cơ cấu bộ phận

Tỷ lệ nhân viên bộ phận lâm sàng 60-65% 70,5 66,8 Tỷ lệ nhân viên bộ phận cận lâm sàng và

dược

22-15% 12,9 14,2

chính

3 Cơ cấu chuyên môn

Tỷ lệ Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế khác

36,7- 31,4%

22,2 19

Tỷ lệ Dược sĩ Đại học/Bác sĩ 7,3-13,8% 8,3 8,3

Tỷ lệ Dược sĩ đại học/Dược sĩ trung học 44-55% 25 25 Nguồn: Phòng Y tế huyện Nghĩa Hành năm 2017

BVĐK huyện Nghĩa Hành là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Quảng Ngãi, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hành, là đơn vị chuyên khám, chữa bệnh. Bệnh viện Nghĩa Hành được phân loại Bệnh viện loại III (80 giường bệnh).

Bảng 2 cho thấy thực trạng nhân lực tại BVĐK huyện với số giường bệnh trong mẫu điều tra là 80, với số nhân viên y tế trung bình là 63 (trong đó có 54 biên chế và 9 hợp đồng). Tỷ lệ nhân viên bộ phận quản lý, hành chính; tỷ lệ nhân viên bộ phận lâm sàng đạt và vượt theo yêu cầu tương ứng với đó là 19% (qui định từ 18-20%), 66,8% (qui định từ 60-65%) điều này cũng dễ hiểu vì hiện tại BVĐK huyện có 9 khoa phòng (9 Trưởng khoa), 1 ban giám đốc gồm 3 lãnh đạo (01 giám đốc, 02 Phó giám đốc), điều đó tương ứng với đó là 12 người được bố trí vào bộ phận quản lý, hành chính, đồng thời BVĐK huyện thực hiện chức năng chính đó là khám, chữa bệnh cho người dân nên tỷ lệ nhân viên bộ phận lâm sàng cần phải được bố trí đủ để thực hiện được chức trách nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên về tỷ lệ cán bộ y tế/giường bệnh là 0,8, thấp so với qui định (1,2-1,3); tỷ lệ nhân viên bộ phận cận lâm sàng và dược là 11 người đạt 17,5%, nhưng trên thực tế số nhân viên bộ phận này chỉ có 9 người làm trực tiếp còn 2 nhân viên bố trí làm công tác hành chính của khoa nên tỷ lệ này chỉ đạt 14,2% (qui định 15-20%).

Xem xét tỷ lệ nhân lực theo quy định tại Thông tư 08/2007/TTLT- BYT-BNV thì định mức biên chế còn thiếu khoản 33 biên chế vì định mức biên chế do Sở Y tế phân bổ về và được tính theo số giường bệnh nhưng hiện nay BVĐK huyện chỉ có 80 giường bệnh trong khi đó một bệnh viện đạt chuẩn hạng 3 phải có 93 giường bệnh, điều đó dẫn đến tỷ lệ NVYT/giường bệnh chỉ đạt 0,8 (qui định từ 1,2-1,3).

Đồng thời nếu xét theo chức danh chuyên môn, kết quả điều tra cho thấy tình trạng thiếu nhân viên y tế có trình độ bác sĩ và dược sĩ đại học. Nếu tính tỷ lệ Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế khác tương ứng là 21%, 19%, tỷ lệ này là thấp hơn so với quy định tại Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV vì không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về địa phương công tác và có những trường hợp khi thu hút về một thời gian họ cũng bỏ đi nơi khác, điều này đồng nghĩa với chính sách thu hút hoặc điều kiện làm việc chưa thực sự giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng cao để họ thực sự gắn bó công tác tại địa phương.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại BVĐK huyện đang thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ và dược sĩ đại học: “Bệnh viện chúng tôi là bệnh viện hạng 3 được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận vào năm 2014 nhưng với số nhân lực hiện tại của bệnh viện so vơi qui định thì còn thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng. Các bác sĩ phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Hiện nay đội ngũ thầy thuốc tại bệnh viện chủ yếu là y sĩ và dược sĩ trung học” (Phó Giám đốc BVĐK huyện).

2.2.3 Thực trạng nhân lực y tế tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nghĩa Hành

Bảng 2.3. Đặc điểm nguồn nhân lực tại TTYTDP huyện Nghĩa Hành

TT Các chỉ số chung Định mức

TTLT08

Hiện có

1 Số nhân viên 25-30 người 28

2 Cơ cấu bộ phận

Chuyên môn 60-65% (15-20) 67,8% (19)

Xét nghiệm 20% (5-6) 3,6% (1)

Quản lý, hành chính 15-20% (4-6) 28,6% (8) 3 Cơ cấu chuyên môn

Bác sĩ ≥ 20% 10,7% (3)

Kỹ thuật viên xét nghiệm ≥ 10% 3,6% (1)

Nguồn: Phòng Y tế huyện Nghĩa Hành năm 2017

TTYTDP huyện Nghĩa Hành là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Quảng Ngãi, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hành và sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh. Thực hiện công tác y tế dự phòng và các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia, quản lý trạm y tế xã.

Bảng 3 cho thấy thực trạng chung của TTYTDP huyện theo quy định tại Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV cho thấy:

Xét về tỷ lệ nhân lực theo quy định tại Thông tư 08/2007/TTLT-BYT- BNV thì định mức biên chế đủ theo qui định 28 biên chế (qui định từ 25-30).

Xét về cơ cầu bộ phận thì bộ phận chuyên môn đủ theo qui định đạt 67,8% (qui định từ 60-65%), bộ phận quản lý thì cao hơn so với qui định

28,6% (qui định từ 15-20%), điều này cũng dễ hiểu do tình hình chung là TTYTDP huyện là đơn vị trực thuộc sở y tế. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn phòng, chống dịch bệnh, TTYTDP huyện còn được Sở Y tế giao nhiệm vụ quản lý Trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong đó ngoài việc quản lý về chuyên môn còn phải quản lý toàn diện về con người và công tác hành chính nên cơ cầu bộ phận chuyên môn phải đủ theo qui định đồng thời cần đội ngũ quản lý, hành chính (28,6%) phải nhiều hơn so với qui định (15-20%) mới có thể đảm nhiệm hết nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, về cơ cấu bộ phận xét nghiệm là rất thấp chỉ có 3,6% (qui định 20%) vì hiện tại TTYTDP huyện chỉ được bố trí 1 phòng xét nghiệm để khám sàng lọc bệnh lao còn đối với các bộ phận khác (như dịch vụ tiêm chủng, khoa VSATTP…) không có khoa xét nghiệm.

Xét theo chức danh chuyên môn, kết quả điều tra cho thấy tình trạng thiếu nhân viên y tế có trình độ bác sĩ và kỹ thuật viên xét nghiệm. Tỷ lệ bác sĩ chỉ đạt 10,7% tương ứng với 03 bác sĩ (trong đó chỉ có 01 bác sĩ y tế dự phòng), theo qui định tỷ lệ bác sĩ phải đạt ≥ 20% vì hầu hết bác sĩ của hệ dự phòng đều từ hệ điều trị chuyển sang, thiếu những người được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành về y tế dự phòng mặc khác học viên ra trường không muốn về công tác ở cơ sở YTDP và cán bộ không yên tâm gắn bó với công tác dự phòng do chế độ đãi ngộ (lương, phụ cấp) dành cho cán bộ YTDP còn thấp, chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với lao động đặc thù của ngành. Tỷ lệ kỹ thuật viên xét nghiệm đạt tỷ lệ rất thấp chỉ 3,6% (qui định ≥ 10%) vì chỉ có 1 phòng xét nghiệm tầm soát bệnh lao nên chỉ có 1 nhân viên xét nghiệm.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù số lượng nhân lực tại TTYTDP huyện đủ theo qui định nhưng cơ cấu chuyên môn của nguồn nhân lực thì không cân đối cho nên chưa bảo đảm nhu cầu công việc thực tế. “Hiện tại Trung tâm tôi còn thiếu bác sĩ trong khi đó lại thừa cán bộ trung cấp khác.

Do vậy chất lượng hoạt động chưa đảm bảo. Cơ cấu kỹ thuật viên cũng thiếu nhiều, họ phải kiêm làm nhiều chương trình y tế” (Giám đốc TTYTDP huyện).

2.2.4. Thực trạng nhân lực y tế tại các Trạm y tế xã, thị trấn tại huyện Nghĩa Hành

Bảng 2.4. Đặc điểm nguồn nhân lực tại các TYTX huyện Nghĩa Hành TT Trạm y tế xã, thị trấn Định mức theo TTLT08 Số cán bộ hiện có Tổng số (tỷ lệ%) Tổng số Tỷ lệ % Nữ gới BS DS TH NHS ĐD YS 1 Hành Thiện 8 7 87,5 7 1 (14,3) 0 (0) 1 (14,3) 2 (28,5) 3 (42,9) 2 Hành Tín Đông 6 6 100 6 1 (16,7) 1 (16,7) 2 (33,3) 0 2 (33,3) 3 Hành Tín Tây 6 6 100 4 1 (16,7) 0 (0) 1 (16,7) 2 (33,3) 2 (33,3) 4 Hành Thịnh 7 7 100 7 1 (14,3) 0 (0) 2 (28,5) 3 (42,9) 1 (14,3) 5 Hành Phước 9 9 100 6 1 (11,1) 0 (0) 4 (44,5) 2 (22,2) 2 (22,2) 6 Hành Trung 7 6 85,7 5 1 (16,7) 0 (0) 4 (66,6) 0 1 (16,7) 7 Hành Đức 8 8 100 7 1 (12,5) 1 (12,5) 5 (62,5) 0 1 (12,5) 8 Hành Minh 5 5 100 4 1 (20) 0 (0) 1 (20) 0 3 (60) 9 Hành Thuận 6 5 83,3 4 1 (20) 0 (0) 3 (60) 0 1 (20) 10 Hành Nhân 10 9 90 9 1 (11,1) 1 (11,1) 6 (66,7) 0 1 (11,1) 11 Hành Dũng 8 8 100 7 1 (12,5) 1 (12,5) 1 (12,5) 2 (25) 3 (37,5) 12 Thị trấn Chợ Chùa 5 6 120 5 1 (16,7) 0 (0) 2 (33,3) 1 (16,7) 2 (33,3) Tổng số 85 82 71 12 4 32 12 22

Nguồn: Phòng Y tế huyện Nghĩa Hành năm 2017

Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện; chịu sự

lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trạm y tế xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.

Tại địa bàn huyện Nghĩa Hành có 11 Trạm y tế xã (trong đó có 5 Trạm y tế thuộc xã miền núi) và 01 Trạm y tế thị trấn với tổng số nhân viên là 82 người chịu sự quản lý của TTYTDP huyện, có 12/12 Trạm y tế xã, TT đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Tuy nhiên kết quả này chưa thật sự bền vững.

Qua số liệu từ bảng 4, cho thấy thực trạng chung của các Trạm y tế xã, TT theo quy định tại Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV cho thấy:

Về cơ cấu nhân lực: Hầu hết các Trạm y tế xã, TT số cán bộ y tế hiện có đều đạt trên 80% so với chỉ tiêu biên chế qui định tại Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV. Số lượng cán bộ y tế ở các xã miền núi so với tỷ lệ dân số là cao hơn so với các xã đồng bằng, thấp nhất là Trạm y tế xã Hành Minh và thị trấn Chợ Chùa (5 CBYT/Trạm).

Xét theo chức danh chuyên môn, kết quả điều tra cho thấy:

- Các Trạm y tế xã, TT đều có bác sĩ nhưng số lượng thấp chiếm 14,6%, chỉ 1 bác sĩ/1 Trạm, tỷ lệ Trạm y tế xã có bác sĩ dao động từ 11%- 20%.

- Có 4,9% là dược sỹ trung cấp, 8/12 Trạm y tế xã không có cán bộ dược, chỉ có 4/12 Trạm y tế xã có 1dược sĩ tại Trạm.

- 14,6% cán bộ y tế là điều dưỡng, có 4/12 Trạm y tế xã không có nhân viên điều dưỡng, trong khi đó có đến 5/12 Trạm có đến 2 - 3 điều dưỡng.

- 39% cán bộ y tế là nữ hộ sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nhân y y tế của các Trạm, 12/12 Trạm y tế đều có nhân viên nữ hộ sinh, thậm chí có 5/12 Trạm có từ 3-6 nhân viên nữ hộ sinh: xã hành Nhân cao nhất (chiếm 66,7%/tổng số nhân viên Trạm) ; xã Hành Dũng thấp nhất (12,5%/tổng số nhân viên Trạm).

- 100% Trạm y tế đều có nhân viên là y sỹ, chiếm tỷ lệ 26,9%, có 7/12 Trạm có từ 2-3 nhân viên y sĩ.

- Trong số 82 CBYT xã của 12 Trạm y tế, số cán bộ nữ chiếm là 86,6% (71 người), nhiều hơn cán bộ nam là 13,4.

Thực trạng thiếu nhân lực hiện nay làm cho lãnh đạo TTYTDP rất trăn trở: “Hiện nay các Trạm y tế xã, TT trên địa bàn huyện đều có 01 bác sĩ, nhưng xã có bác sĩ thì chất lượng cũng chưa được như mong đợi vì hầu hết các bác sĩ hiện đang công tác ở tuyến xã là được đào tạo chuyên tu” (Giám đốc TTYTDP huyện).

Việc thiếu nhân lực dược tại tuyến xã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các hoạt động chuyên môn : “Kết quả kiểm tra của Sở Y tế cho thấy có tới hơn 70% số Trạm y tế xã sắp xếp, bảo quản thuốc chưa đúng qui định”

(Giám đốc Sở y tế).

Nguồn nhân lực y tế xã hiện nay đã được cải thiện về số lượng và chất lượng, 12/12 Trạm có bác sỹ. Tuy nhiên về cơ cấu bộ phận chuyên môn chưa được cân đối, có Trạm nhân viên có trình độ chuyên môn này không có như nhân viên có trình độ dược sĩ, điều dưỡng, trong khi đó nhân viên có trình độ chuyên môn khác lại nhiều hơn như nhân viên nữ hộ sinh hoặc y sỹ thì lại có nhiều hơn. Sở dĩ nhân viên có trình độ nữ hộ sinh và y sỹ chiếm tỷ lệ cao hơn là vì những năm trước đây tuyến y tế cơ sở không thu hút được bác sỹ về công tác, phần lớn y sỹ đảm nhiệm việc khám, chữa bệnh cho người dân. Đồng thời những năm trước đây phần lớn là người dân đến tại cơ sở y tế tuyến xã, TT để sinh đẻ chiếm tỷ lệ rất cao nên lúc đó đội ngũ nhân viên tại các Trạm y tế tuyến cơ sở phần lớn là tuyển nữ hộ sinh và y sỹ. Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực và cơ cấu chuyên môn phù hợp, vì vậy những năm trở lại đây một số cán bộ về hưu thì đối tượng được tuyển mới dần dần được thay đổi lại cho hợp lý với cơ cấu nguồn nhân lực như tuyển điều dưỡng, dược sỹ và một số cán bộ

có trình độ y sỹ được cử đi đào tạo chuyên tu trình độ bác sỹ để đảm bảo 12/2 Trạm điều có bác sỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)