Chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 94)

- Thực hiện đầy đủ chính sách hiện hành của nhà nước.

` - Đối với học sinh là dân tộc thiếu số, việc hỗ trợ kinh phí được thực hiện theo Nghị quyết số: 152/2004/NQ-HĐND ngày 12 tháng 08 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

- Đối với học sinh thuộc diện chính sách, con em đồng bào dân tộc, con thương binh liệt sỹ... được hưởng các chế độ về học phí và các chế độ khác theo quy định hiện hành.

Tiểu kết chương 3

Chương 3, tác giả đã nêu lên phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra được 6 giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại huyện Nghĩa Hành. Giải pháp xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành y tế là tiêu chí để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành chính xác, trên cơ sở đó ngành y tế huyện hoàn thiện công tác tuyển dụng, thu hút cán bộ; đào tạo cán bộ. Đây là các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành. Giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ của nhà nước cho cán bộ y tế và cải thiện điều kiện làm việc cho nguồn nhân lực y tế tại huyện Nghĩa Hành là nhóm giải pháp tạo động lực để CBYT tận tâm, tận lực cống hiến cho ngành y tế, đồng thời góp phần thu hút và giữ chân được cán bộ y tế. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực ngành y tế là giải pháp nhằm nâng cao trình độ, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, đây là điều rất cần thiết đối với mỗi cán bộ y tế hiện nay. Cùng với đó, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để phát triển NNL y tế đối với Chính phủ và Bộ Y tế; UBND, các Sở, Ban, Ngành tỉnh Quảng Ngãi và huyện Nghĩa Hành để hoàn thiện hơn các văn bản, chế độ đối với cán bộ y tế./.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 trong đó phần mục tiêu nêu rõ: Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Tiếp đến Phần về Nhiệm vụ của Chương trình, ở mục 4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chỉ rõ: Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà mọi ngành phải tiến hành trong giai đoạn 2011-2020, nhất là đối với ngành Y tế là ngành hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp công, tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thì việc quản lý con người có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức và phẩm chất tốt trong thi hành nhiệm vụ, quan hệ tốt với người dân có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ toàn Ngành. Luận văn “Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi” góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển 173 nguồn nhân lực của ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành nói chung, đồng thời cũng chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại và hạn chế của đội ngũ y, bác sỹ tại các cơ sở y tế huyện Nghĩa Hành. Trên cơ sở đó tác giả đề

xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành y tế huyện Nghĩa Hành. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ quản lý công, tác giả đã vận dụng kiến thức, lý luận được tiếp thu từ nhà trường, nghiên cứu nguồn tài liệu, đi sâu tìm hiểu, khảo sát và qua thực tế công tác tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế Dự phòng huyện và Trạm y tế các xã, thị trấn tại huyện Nghĩa Hành. Tuy vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực là nội dung rộng lớn, khó khăn và phức tạp, nên những nội dung và đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chưa thể bao quát hết tất cả những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Đồng thời, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nên rất mong nhận được ý kiến tham gia, góp ý của Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng cao hơn. Qua đây, tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Bùi Kim Chi, cùng các Thầy, Cô giáo đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. 2. Một số kiến nghị

2.1. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Y tế

Cần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để giáo dục đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Nhà nước cần sát sao với việc giáo dục đào tạo gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ y, bác sỹ đi kèm với chất lượng tránh tình trạng chạy theo bằng cấp. Có chính sách đầu tư hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo để tạo chất lượng cao trong công tác đào tạo của các cơ sở y tế đồng thời nâng cao dân trí, làm giảm áp lực Ngành.

Nhà nước cần đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo để đáp ứng nhu cầu của ngành y tế đi kèm với đó là sự thống nhất trong cách đặt tên các chuyên ngành và các nội dung đào tạo từng chuyên ngành để thuận lợi cho quá trình tuyển dụng và sử dụng sau khi tuyển dụng. Nhà nước cần xây dựng mức lương tối thiểu phù hợp với tình hình thực tế để có sự tương xứng giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho

người lao động làm việc trong khu vực nhà nước nói chung vì bác sĩ có thời gian đào tạo dài 6 năm lại phải trải qua thêm 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề, trong khi sinh viên đại học khác thời gian đào tạo ngắn hơn, đồng thời tạo hứng thú cho đội ngũ y, bác sỹ trình độ cao tìm đến với các Bệnh viện công, cần đổi mới chế độ tiền lương, xây dựng lại bảng lương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước: cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội một cách khoa học, tính đúng, tính đủ các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng công việc trong tiền lương. Nếu có thể, Nhà nước có thể tách chế độ tiền lương của cán bộ, viên chức, người lao động làm trong các đơn vị sự nghiệp riêng, tạo điều kiện thuận lợi trong cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp để họ tăng tính tự chủ trong thu - chi, các chính sách quản trị nhân lực; tính chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm vào bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu vì các yếu tố độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động suốt cả quá trình công tác. Đồng thời Có chính sách để công chức, viên chức ngành Y tế được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề theo tinh thần thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Kết luận 42- KL/TW của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Bộ Y tế cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo về nhân lực y tế để giúp các cơ sở y tế nắm bắt những thông tin kịp thời, từ đó ngành y tế huyện Nghĩa Hành có thể xây dựng kế hoạch nhân lực hợp lý và đưa ra những giải pháp để duy trì, phát triển nguồn nhân lực hiệu quả. Bộ Y tế cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền triển khai xây dựng văn bản hướng dẫn chuyển ngạch, nâng ngạch để các y, bác sỹ sau khi được đào tạo, có văn bằng, chứng chỉ trình độ cao hơn có thể được chuyển ngạch nhanh chóng, giúp đảm bảo chế độ phù hợp với chuyên môn và sự cống hiến của các y, bác sỹ, tránh

tình trạng y, bác sỹ có chuyên môn cao nhưng vẫn giữ ngạch thấp, khi đó sẽ không có điều kiện tự thể hiện bản thân.

2.2. Kiến nghị với UBND, các Sở, Ban, Ngành tỉnh Quảng Ngãi và huyện Nghĩa Hành

Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn để đội ngũ y, bác sỹ trong toàn Ngành và y, bác sỹ trên địa bàn học tập kinh nghiệm lẫn nhau để cùng tiến bộ, cùng phát triển, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ toàn ngành nói chung và của ngành y tế huyện Nghĩa Hành nói riêng. Các cơ quan cấp trên, đặc biệt là Sở Y tế Quảng Ngãi cần đơn giản các thủ tục hành chính và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục, hồ sơ như hồ sơ cử cán bộ đi học để đảm bảo kịp thời trong công tác đào tạo, hồ sơ nâng lương tạo sự khích lệ cho những y, bác sỹ trong đợt nâng lương. Đảm bảo sự luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trực thuộc Sở Y tế được diễn ra đúng quy trình, thủ tục đơn giản. Đối với các danh hiệu thi đua, cần nhanh chóng xem xét, giải quyết để kịp thời khen thưởng cho các cá nhân, tập thể, tránh để tình trạng để quá lâu, khi đó sẽ làm giảm giá trị của việc khen thưởng. Khi khen thưởng kịp thời, hợp lý sẽ động viên, khích lệ người lao động hăng hái, nhiệt tình trong lao động, đảm bảo kết quả tốt nhất. Để làm được như vậy cần có sự trao đổi thẳng thắn, hợp tác giữa bên gửi hồ sơ và bên nhận hồ sơ để quá trình hoàn thiện diễn ra nhanh hơn. Trong chọn cử y, bác sỹ đi đào tạo nâng cao trình độ, Sở Y tế cần giải quyết thủ tục nhanh chóng để tạo điều kiện cho cán bộ đảm bảo tiến độ nộp hồ sơ tại trường, tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu.

UBND huyện Nghĩa Hành và Sở Y tế Hà Nội cần thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong toàn ngành và trên địa bàn để nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ y, bác sỹ.

Tác giả rất mong những kiến nghị của mình đối với Chính phủ, Bộ Y tế và các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh Quảng Ngãi về việc tạo điều kiện để ngành

y tế huyện Nghĩa Hành có những căn cứ để nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại BVĐK, TTYTDP huyện và Trạm y tế các xã, TT đạt được những mục tiêu, chiến lược phát triển đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết năm 2016 của ngành y tế huyện Nghĩa Hành 2. Báo cáo tổng kết năm 2016 của Sở y tế tỉnh Quảng Ngãi

3. Bộ Chính trị: Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23-5-2005“Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.

4. Bộ Y tế (2007). Tổ chức và quản lý y tế. Nhà xuất bản y học. 5. Bộ Y tế (2007). Báo cáo y tế Việt Nam 2006. Nhà xuất bản y học.

6. Bộ Y tế: Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2014, Nxb Y học, Hà Nội, 2015, tr.71, 72.

7. Bộ Y tế: Tóm tắt số liệu thống kê y tế 2009 - 2013, Nxb Y học, Hà Nội, 2014, tr.8

8. Bộ Nội vụ - Bộ Y tế (2005). Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT- BNV Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước

9. Bộ Y tế: Niên giám thống kê y tế năm 2014, Nxb Y học, Hà Nội, 2015, tr.54, 56

10. Bộ Y tế: Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2015, Nxb Y học, Hà Nội, 2016, tr. 33, 39, 37, 41,37,40

11. Bộ luật Lao động /1994/QH9 và Luật số 74/2006/QH11 Sửa đổi, bổ sung

một số điều của Bộ luật Lao động; Luật số 84/2007/QH11 Sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động.

12. Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về “Củng cố và hoàn thiện mạng lước y tế cơ sở”.

13.Chi cục thống kê huyện Nghĩa Hành, Niên giám thông kê huyện Nghĩa Hành năm 2016.

14. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Quảng Ngãi: syt.quangngai.gov.vn

15. Chuẩn Quốc gia Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27/11/2008. 16. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.302.

17. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VI, VIII, IX, X, X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.535, 361,418.

18. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.302.

19. Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực y tế, Huế 23/04/2012.

20. Huy Tuấn (2017) Nâng cao chất lượng nguồn lực y tế đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khỏe nhân dân, Tạp chí Cộng sản 2017

21. Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội 1998. Trang 160, 167

22. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn như: Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ, Thông tư số 16/2012/TT-BNV này 28/12/2012 của Bộ Nội vụ

23. Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập

24. Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 6/6/2008 của Quốc hội về việc đầy mạnh chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

25. Nghị quyết số 35/2011/NQ-HĐND, ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về: “ Quy định các chính sách phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 – 2015”.

26. Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”

27. Quyết định số 579/2011/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020

28. Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)