Chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 53 - 56)

Việc trả công cho cán bộ nhân viên y tế luôn được lãnh đạo các cơ sở y tế quan tâm. Vì nó là một yếu tố quan trọng nhằm tạo nên động lực làm việc, giúp cho sự phát triển bền vững của tổ chức. Và việc trả công cho người lao động thường dưới dạng tiền lương. Ngoài tiền lương ra, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động … Vì vậy tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là thu nhập chủ yếu của người lao động.

Biểu đồ 1 chi thấy trong số 173 ý kiến trả lời về sự hài lòng với chính sách đãi ngộ của nhà nước hiện nay (bao gồm lương và phụ cấp) đối với cán bộ ngành y tế thì có đến 53,1% nói rằng không và rất không thỏa đáng và chỉ có 18,5% cho rằng thỏa đáng và rất thỏa đáng. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì hiện nay chỉ có một bảng lương chuyên môn nghiệp vụ với viên chức trong sự nghiệp y tế, do đó tất cả viên chức có trình độ như nhau đều cùng xếp một ngạch lương. “Một bác sĩ phải học đến 6 năm mới ra trường, trong khi đó một sinh viên các ngành khác như kế toán, giáo viên..thì chỉ 4 năm ra trường nhưng khi xếp lương thì mức khởi điểm lại như nhau, điều 2,34. Khi một bác sỹ ra trường thì những người học đại học ngành khác đã gần được nâng lương, như vậy là chưa thỏa đáng” (BS, nữ BVĐK huyện).

Biểu đồ 2.1. Nhận xét về chế độ chính sách của Nhà nước với CBYT 9.8 44.3 2.3 16.2 28.4 Rất không thoả đáng Không thoả đáng Rất thoả đáng

Nguồn(Khảo sát 173 NVYT huyện về chế độ chính sách của Nhà nước/năm 2017)

Bảng 2.5. Những chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước chưa thỏa đáng

Chế độ, chính sách Số lượng Tỷ lệ % Tiền lương 61 26,8 Phụ cấp thường trực 53 23,2 Phụ cấp độc hại 46 20,1 Phụ cấp ưu đãi nghề 43 18,9 Phụ cấp chống dịch 9 4,0 Phụ cấp trách nhiệm 16 7,0 Tổng số 228 100

Nguồn: (Khảo sát 173 NVYT huyện về chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước/năm 2017)

Bảng 5 chỉ ra trong tổng số ý kiến trả lời thì 1/4 ý kiến không hài lòng với chế độ tiền lương, 1/5 cho là phụ cấp trực không thoải đáng và các loại phụ cấp như phụ cấp trực, phụ cấp ưu đãi ưu đãi nghề, độc hại, phòng chống dịch, phụ cấp trách nhiệm còn thấp, chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. “Tất cả các loại phụ cấp của ngành y tế nói chung bây giờ đều thấp, đi trực 65.000

đồng/ngày, đêm; tuyến xã đi trực 25.000 đồng/ngày, đêm thì liệu đến bao giờ mới có thể góp phần cải thiện được cuộc sống cho người làm công tác này được” (BS nam, Phó Giám đốc BVĐK huyện). Ngoài chính sách tiền lương thì các chính sách chế độ của ngành y cũng còn có điểm chưa hợp lý ví dụ như chính sách về thâm niên công tác. “Công tác chăm sóc sức khỏe con người rất cần những cán bộ có kinh nghiệm thì lại không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề như của một số ngành ví dụ như ngành giáo dục thì lại có phụ cấp

thâm niên nghề” (Nam, Giám đốc Sở Nội vụ).

Bảng 6 cho ta thấy trong số cán bộ y tế được phỏng vấn thì có 91 (chiếm tỷ lệ 52,6%) có thu nhập tăng thêm và 79,2% nói rằng có thu nhập tăng thêm trong khoản từ 100.000 – 1.000.000 đồng, đặc biệt số thu nhập tăng thêm từ trên 1.000.000 đồng là khá thấp 12,1%. Trái lại, thu nhập tăng thêm rất ít tại đơn vị dự phòng, các phí dịch vụ thu tại đây cũng theo khung của nhà nước nên rất thấp. Đặc biệt là tại các Trạm y tế xã, thị trấn không có thu nhập tăng thêm. Có tới 74,8% cho rằng lý do không có thu nhập tăng thêm là do đơn vị không có điều kiện để làm dịch vụ và có đến 77,8% CBYT trả lời là không làm thêm gì ngoài công việc chuyên môn để tăng thu nhập. Đây cũng là một trong những lý do chính gây ra sự chuyển dịch của các bác sĩ từ cơ sở dự phòng sang điều trị. “Nguồn thu nhập tăng thêm của Bệnh viện có được là từ các nguồn thu như : tiền thuê căng tin, nhà giữ xe mà các đơn vị thuê trích trả lại một phần cho BV ; từ nguồn thu khám chữa bệnh... Nhưng nhừng nguồn thu này sau khi trừ tất cả các khoản chi phí như : chi phí hoạt động khám chữa bệnh (tiền công khám, mua sắm một số trang thiết bị, thuốc men, văn phòng phẩm,…), trả lương nhân viên, trích nộp 35% cải cách tiền lương, khen thưởng…sau đó số tiền còn lại mới chi thu nhập tăng thêm. Vì vậy thu nhập tăng thêm hàng năm của đơn vị là rất thấp (BS nam, GĐ.BVĐK huyện)” ; “Ngoài khoản lương thì đâu có nguồn thu nào để có mà chi trả thu

nhập tăng thêm cho nhân viên ở các Trạm y tế xã, Thị trấn chứ (BS Nữ, Trưởng Trạm y tế xã Hành Thiện)”

Bảng 2.6. Thu nhập tăng thêm

Nội dung Số lượng (tỷ lệ%)

Thu nhập tăng thêm của đơn vị (ngoài lương và các phụ cấp)

Có 91 (52,6%)

Không 82 (47,4%)

Bình quân số tiền/tháng Dưới 100.000 đ 8 (8,7%)

Từ 100.000 đ ≤ 500.000 đ 41 (45,1%) Từ 500.000đ ≤ 1.000.000đ 31 (34,1%)

Trên 1.000.000đ 11 (12,1%)

Lý do đơn vị không có thu

nhập tăng thêm Đơn vị không có điều kiện để làm dịch vụ 129 (74,6%) Đơn vị không được phép làm

dịch vụ 44 (25,4%)

Công việc tự làm thêm để

tăng thu nhập Không làm gì Khám, chữa bệnh tư nhân 133 (76,8%) 28 (16,3%) Buôn bán, dịch vụ, làm nông 12 (6,9%)

Nguồn: (Khảo sát 173 NVYT huyện về thu nhập tăng thêm của đơn vị/năm 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)