Yếu tố nhằm duy trì và phát triển nhân lực y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 66 - 72)

Theo kết quả của phỏng vấn định lượng thì có các yếu tố chính giúp cho việc duy trì và phát triển nhân lực y tế tại địa phương đó là:

2.3.6.1. Chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước

Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành y tế là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiền lương cơ bản là cơ sở để người lao động tái sản xuất sức lao động. Đảm bảo tiền lương cơ bản thì người lao động mới đảm bảo về mặt thể lực và trí lực. Trước khi nghĩ đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì tổ chức cần quan tâm đến giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng để giữ chân nhân tài và thu hút nhân tài cho tổ chức thì tiền lương cơ bản là chưa đủ, nó còn cần kết hợp với các chính sách khuyến khích, các khoản phụ cấp và đãi ngộ khác mới giúp người lao động tận tâm với công việc, gắn bó với tổ chức.

Với mức lương khởi điểm thấp, sau khi trừ các khoản đóng góp như bảo hiểm, công đoàn, ủng hộ các quĩ…nên còn rất thấp. Đối với ngành y, điều đó là thiệt thòi. Ngành y thi vào khó nhất, học dài nhất 6 năm (kèm theo 8 tháng để có chứng chỉ hành nghề). Ngành khác đã lên lương thì y tế mới ra trường. Lại làm việc trong môi trường thách thức quá cao. Xây nhà hỏng có thể đập đi xây lại, nhưng ngành y thì không. Môi trường áp lực, tiếp xúc nhiều với khóc than, người bệnh, người nhà... Chế độ trực đêm thường xuyên trong khi ngày hôm sau vẫn có thể phải đi làm bù.

Theo tinh thần Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ "nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt" và "Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người thầy thuốc tương đương như với người thầy giáo". Nhưng thực tế hiện nay công chức, viên chức ngành y tế không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề như ngành giáo dục.

Chẳng hạn có 87,2% trong tổng số 173 người trả lời phỏng vấn cho rằng chế độ đãi ngộ thỏa đáng.

“Có thực mới vực được đạo”. Ngành y tế yêu cầu nhân viên y tế phải niềm nở, chu đáo với bệnh nhân, trong khi tại các cơ sở khám chưa bệnh lại quá tải thì mức lương của họ cần được bảo đảm, đồng thời có chế độ thưởng - phạt rõ ràng. Do đó, để đổi mới phong cách, thái độ phục vụ cần gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất và thu nhập cho cán bộ y tế vì nghề y là loại hình lao động đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người bệnh nên áp lực công việc rất lớn, vì vậy để duy trì và phát triển nguồn nhân lực y tế cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt so với các ngành khác, cả về vật chất và tinh thần, cụ thể như cần có chính sách để công chức, viên chức ngành Y tế được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề theo tinh thần thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Kết luận 42-KL/TW của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; bên cạnh đó, cần có chính sách nâng lương khởi điểm của bác sĩ cao hơn mức lương khởi điểm của bậc đại học, vì bác sĩ có thời gian đào tạo dài 6 năm lại phải trải qua thêm 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề, trong khi sinh viên đại học khác thời gian đào tạo ngắn hơn; tính chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm vào bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu vì các yếu tố độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động suốt cả quá trình công tác.

2.3.6.2. Tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân lực y tế

Trong tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân lực y tế cần có các chính sách như :

- Thu hút nhân lực

Để nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc diện thu hút ổn định tư tưởng, an tâm công tác, phát huy được kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đóng góp vào

sự phát triển chung của toàn ngành, đạt được hiệu quả tốt, góp phần to lớn trong việc phát triển hệ thống y tế công lập phục vụ nhân dân thì cần phải có các chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế vì chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế là chính sách ưu đãi và tạo điều kiện để mời gọi, lôi kéo nguồn nhân lực ngành y tế về làm việc tại địa phương như: hỗ trợ ban đầu về tài chính và nhà đất; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế nhằm khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng, sở trường của mình và tạo môi trường thuận lợi cho người lao động tham gia nâng cao trình độ, kỹ năng phục vụ tốt hơn cho tổ chức.

- Tuyển dụng nhân lực:

Tuyển dụng nhân lực là quá tình tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức. Tuyển dụng gồm 2 khâu tuyển mộ và tuyển chọn. Tuyển mộ giúp thu hút và tìm kiếm các ứng viên tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt cho tổ chức. Hai khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hướng đến mục tiêu chung lựa chọn được ứng viên có chất lượng, đồng thời tăng uy tín cho tổ chức.

Công tác tuyển dụng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ lựa chọn được người thực sự có năng lực, phù hợp với tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Ngược lại, nếu công tác tuyển dụng không được quan tâm thì sẽ không lựa chọn được nguồn nhân lực chất lượng có đức, có tài làm việc trong tổ chức.

Công tác tuyển dụng còn ảnh hưởng đến các công tác khác như: đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác thù lao đãi ngộ cho người lao động. Đây là các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức.

- Bố trí và sắp xếp nhân lực: Bố trí và sử dụng nhân lực phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Bố trí nhân lực vào các vị trí, chức danh công tác phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng của từng người để phát huy sở trường, năng lực, nâng cao khả năng sáng tạo trong tổ chức. Từ đó mới tạo ra hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, đây là mặt phản ánh chất lượng nguồn nhân lực.

2.3.6.3. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của tổ chức bao gồm các chính sách: bố trí và sử dụng nhân lực, đánh giá nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khen thưởng, kỷ luật…Các chính sách phát triển nguồn nhân lực của tổ chức phải rõ ràng, cụ thể, gắn với mục tiêu phát triển chung, khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng, sở trường của mình và tạo môi trường thuận lợi cho người lao động tham gia nâng cao trình độ, kỹ năng phục vụ tốt hơn cho tổ chức.

Đào tạo là chính sách quan trọng giúp phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức. Đào tạo giúp người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng, tay nghề và theo kịp sự phát triển của khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Đây là điều kiện đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tổ chức.

Đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức có nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào việc vận dụng và thực hiện chính sách đào tạo của từng tổ chức để lựa chọn hình thức và phương pháp đào tạo nào đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như nâng cao hiệu quả công việc của tổ chức như: chính sách hỗ trợ đào tạo như học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, công tác phí…đồng thời cần phải thấy được rào cản đối với công tác đào tạo để từ đó có hướng khắc phục, tạo điều kiện để họ yên tâm tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.3.6.4. Môi trường và điều kiện làm việc

- Môi trường làm việc: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Đối với người lao động, làm việc trong một điều kiện lao động lý tưởng và môi trường làm việc đảm bảo sẽ tạo cho người lao động yên tâm và thoải mái khi làm việc. Điều kiện làm việc càng tốt sẽ tạo điều kiện cho nhân viên gắn bó với đơn vị và thực hiện tốt công việc, đặc biệt là trong mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo để tạo ra sự thoải mái về tư tưởng.

Cụ thể theo kết quả phỏng vấn sâu có 72,1% trong tổng số 173 người trả lời phỏng vấn cho rằng môi trường làm việc tốt.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị: đảm bảo (68,7%);

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của tổ chức thể hiện quy mô, sự phát triển của tổ chức. Nếu tổ chức lớn mạnh sẽ đầu tư trang bị cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến góp phần đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu cho công việc của người lao động thì người lao động có điều kiện để phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân, nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả cho tổ chức. Từ đó, tạo ra yếu tố cạnh tranh để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về cống hiến cho tổ chức.

Cùng với quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, các trang thiết bị ngày càng đổi mới đặt ra yêu cầu cho người lao động của tổ chức phải không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng để sử dụng và vận hành các trang thiết bị hiện đại đó, đem lại hiệu quả cho tổ chức.

Chẳng hạn có 68,7% trong tổng số 173 người trả lời phỏng vấn cho rằng cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo.

2.3.6.5.Yếu tố dẫn đến chuyển cơ quan và đơn vị mong muốn chuyển đến

- Đó là thu nhập hợp lý thông qua việc đổi mới chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho CBNV y tế. Tuy nhiên chế độ đãi ngộ đối với CBNVYT hiện nay thấp và chưa phù hợp. Theo kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, 44,9% trong tổng số 173 được hỏi cho rằng thu nhập thấp. Hơn

nữa việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBNV y tế còn quá chậm, đã không tạo được động lực khuyến khích đối với CBNV y tế.

- Cơ hội được đào tạo, nâng cao trình độ chưa được quan tâm đúng mức, để tạo ra đồn bẫy thúc đẩy họ thật sự yên tâm để đi đào tạo, nâng cao trình độ.

- Điều kiện làm việc đảm bảo, phù hợp; sự phát triển kinh tế-xã hội nơi công tác (giữa khu vực thành thị và nông thôn).

Chẳng hạn có 65,5% trong tổng số 173 người trả lời phỏng vấn cho rằng chưa có cơ hội đào tạo, nâng cao trình độ. Điều này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu khi trao đổi về đề xuất nhằm duy trì và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)