Hoàn thiện hơn nữa chế độ chính sách đãi ngộ của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 84 - 85)

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thái độ phục vụ người bệnh song song với xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, bảo đảm đời sống để họ yên tâm cống hiến. Vì ngoài chính sách thu hút nhân lực y tế thì ngành y tế cần có thêm chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân bác sĩ, rồi có thể có chính sách hỗ trợ bác sĩ sau đào tạo đại học và động viên cán bộ y tế toàn tâm, toàn ý với công việc. Trong điều kiện thu nhập còn thấp, thì việc tạo thêm động lực cho bác sĩ có thêm niềm vui, phấn khởi cống hiến, lãnh đạo biết nhìn nhận và phân công đúng nghiệp vụ, sở trường, đồng thời luôn có sự động viên, khen thưởng kịp thời, hoặc là đối với những người thuộc diện đối tượng thu hút đã có gia đình thì tạo điều kiện thuận lợi về việc

làm, điều kiện về việc làm cho vợ hoặc chồng và con cái họ, đó là một trong những giải pháp trước mắt giải quyết tạm thời trong việc giữ chân đội ngũ ngành y tế có trình độ cao.

Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính tại các cơ sở y tế công lập, đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, tài chính, quan tâm đời sống vật chất cho cán bộ y tế. “Có thực mới vực được đạo”. Ngành y tế yêu cầu nhân viên y tế phải niềm nở, chu đáo với bệnh nhân, trong khi bệnh viện lại quá tải thì mức lương của họ cần được bảo đảm, đồng thời có chế độ thưởng - phạt rõ ràng. Do đó, cần có chủ trương triển khai đổi mới phong cách, thái độ phục vụ cần gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất và thu nhập cho cán bộ y tế.

Cân bằng giữa công - tư vì tình trạng “chảy máu” chất xám ở các cơ sở khám chữa bệnh công là vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm và chúng ngành y tế cần làm rõ tại sao lại xảy ra tình trạng này, từ đó có cách khắc phục triệt để. Qua khảo sát cho thấy các bác sĩ ở lại công tác ở các cơ sở khám chữa bệnh công theo kiểu học việc là chính. Nhiều người bảo, cơ sở khám chữa bệnh công là nguồn cung cấp nguồn lực cho các cơ sở khám chữa bệnh dân lập. Nếu như thế thì đề án thu hút bác sĩ, đào tạo bác sĩ chẳng khác gì lấy ngân sách đào tạo cho cơ sở khám chữa bệnh tư hết. Để xảy ra tình trạng như hiện nay là bởi có sự chênh lệch trong môi trường làm việc giữa cơ sở khám chữa bệnh công và cơ sở khám chữa bệnh tư. Vì vậy, cần phải có cơ chế tạo mặt bằng, sự bình đẳng trong lĩnh vực y tế công - tư. Nếu nâng cao thu nhập của bác sĩ ở cơ sở khám chữa bệnh công tương xứng với khả năng và công sức thì tin rằng sẽ giữ được bác sĩ ở lại công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực NGÀNH y tế tại HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)