Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động lễhội truyềnthống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 - 32)

1.2.2.1. Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống nhằm thực hiện chức năng của nhà nước với mục đích là giữ nguyên bản chất của lễ hội; khơi dậy lòng yêu nước, tình đoàn kết, tiếp thu tinh hoa văn hóa để hội nhập

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, để lễ hội vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, thực hiện chức năng cố kết cộng đồng, sáng tạo các giá trị văn hóa vừa đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của các địaphương..

Với tính chất đặc thù, lễ hội mang trong mình rất nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể nên công tác quản lý lễ hội bao trùm nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và là hoạt động tất yếu không thể thiếu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống.

Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống giúp cho các nhà quản lý, hoạch định xây dựng được quy hoạch chiến lược về văn hóa trong đó có lễ hội, kế hoạch bảo tồn, phát huy lễ hộitruyền thống, ban hành cơ chế, chính sách về lễ hội phù hợp với từng giai đoạn khác nhau và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện phân công, phân cấp,chỉ đạo tổ chức lễ hội truyền thống. Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống giúp cho chính quyền các cấp thực hiện được các khâu công việc thuộc về tổ chức như: thiết lập, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự, đầu tư phương tiện làm việc phục vụ và thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy lễ hội truyềnthống.

Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống định hướng mục tiêu tổ chức lễ hội truyền thống định hướng mục tiêu tổ chức lễ hội theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và nhu cầu chính đáng của nhân dân, đảm bảo lễ hội được diễn ra đúng với giá trị lịch sử vốn có, đảm bảo được lịch trình, biểu đạt được các giá trị văn hóa đặc sắc, tạo dựng môi trường, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.

Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống giúp các nhà quản lý thể hiện được vai trò của mình trong việc cố kết, phát huy sức mạnh của cộng đồng, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong quá trình tổ chức lễ hội, định hướng tiếp cận văn hóa tiến bộ, đẩy lùi những mặt tiêu cực, cổ hủ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dântộc.

trong việc tổ chức sử dụng, phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn lực về tài chính đối với lễ hội truyền thống và các nguồn lực vật chất, tinh thần từ lễ hội truyền thống mang lại cho xã hội.

Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống chỉ đạo, xây dựng phương án tối ưu để thực hiện sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng, các đơn vị liên quan nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, thực hiện kiểm tra, đánh giá, báo cáo, tổng kết đối với lễ hội truyềnthống.

Như vậy, quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống là hoạt động tất yếu, khách quan của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và các đơn vị liên quan nhằm đảo bảo các chức năng quản lý của nhà nước đối với lễ hội được thực hiện. Từ đó, các nhà quản lý có nhận thức đúng đắn về lễ hội truyền thống, xác định lễ hội là nhu cầu khách quan, chính đáng của nhân dân không thể đưa ra các quyết định hành chính thiếu khoa học, thiếu tính khả thi như cấm đoán hoặc duy ý chí, không làm cho hệ thống biến dạng, công tác tổ chức không bị hành chính hóa, thủ tụchóa.

1.2.2.2. Vai trò của lễ hội truyền thống trong phát triển kinh tế-xã hội

Quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Nhà nước tiến hành quản lý đối với lễ hội truyền thống bằng chính sách và pháp luật về văn hóa. Chính sách pháp luật về lễ hội được hiểu là những nguyên tắc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về chủ trương đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển lễ hội phù hợp với mục tiêu phát triển văn hóa chung của đất nước. Song song với việc tiến hành các chính sách về QLNN về lễ hội truyền thống, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm phát huy tác dụng của lễ hội truyền thống đối với việc hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con người, chế ước những ảnh hưởng tiêu cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Quản lý lễ hội bằng pháp luật là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Cùng với việc banh hành các văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, rộng mở cho việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng hiện nay, vấn đề QLNN về lễ hội truyền thống lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để hội nhập mà không bị hoà tan.

QLNN về lễ hội truyền thống góp phần nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị của quốc gia và trên từng địa phương. Do đó, vai trò quản lý nhà nước là hết sức cần thiết để quản lý, phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể với các nhà chức trách chuyên môn quản lý trực tiếp để có các biện pháp, kế hoạch cũng như định hướng đúng đắn, thiết thực góp phần thúc đẩy các giá trị của lễ hội trong quá trình khai thác.

QQLNN về lễ hội truyền thống có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có lễ hội truyền thống, nhất là những chính sách về xã hội hóa trong hoạt động quản lý, khai thác lễ hội của cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Minh Hóa nói riêng. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và hoàn thiện thể chế, định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát triển giá trị của lễ hội truyền thống.

Như vậy, quản lý nhà nước giúp duy trì sự ổn định và phát triển hoạt động của lễ hội truyền thống, cũng như giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau.

- QLNN về lễ hội truyền thống góp phần nâng cao đời sống văn hóa

Lễ hội truyền thống là một điểm văn hoá sống, một bảo tàng sống của người Việt từ xưa đến nay, có tác dụng bảo lưu phát triển bản sắc văn hoá. Đối với mỗi người, lễ hội trở nên thân thiết, là nỗi nhớ thiêng liêng, mãnh liệt, là nơi con người kí thác mọi niềm vui, nỗi buồn. Đây còn là biểu hiện giá trị của một cộng đồng: Thông qua vui chơi, con người lấy lại thăng bằng sau những khó khăn lo toan của cuộc sống thường nhật; sức cố kết của lễ hội đã làm xoa dịu những mâu thuẫn diễn ra trong những quan hệ hàng ngày; lễ hội là dịp để hoàn thiện các chủng loại văn hoá; là dịp để con người vươn lên đời sống văn hoá cao hơn và bộc lộ hết tinh hoa

của mình. Lễ hội còn là nơi nhắc nhở người ta sống trật tự, mực thước góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Là nơi thể hiện năng khiếu thẩm mĩ của cộng đồng, đồng thời cũng khuyến khích tài năng lao động và vui chơi, đề cao cái cao cả, cái bi, cái hài của cuộc sống.

Lễ hội truyền thống là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hóa. Đây là những bằng chứng có ý nghĩa quan trọng, là minh chứng giúp con người hiểu về truyền thống lịch sử, cội nguồn của dân tộc và đặc trưng văn hóa của đất nước; là cuốn sử ghi chép một cách chân thực về những sự kiện, con người tiêu biểu.

Lễ hội truyền thống góp phần trong lĩnh vực phát triển du lịch văn hóa- loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những giá trị. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế lớn như thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung, giúp tăng nguồn thu ngân sách cho đất nước, mở ra nhiều dịch vụ, giải quyết việc làm cho nhiều người. Khai thác đúng giá trị của các lễ hội truyền thống sẽ tạo ra giá trị nhân văn sâu sắc về mặt tinh thần cũng như về giá trị vật chất.

Đối với huyện Minh Hóa, các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn những năm gần đây đã được chính quyền quan tâm hơn trong hoạt QLNN về lễ hội đúng mức để khai thác và phát huy tối đa các giá trị, góp phần vào mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

- Quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống góp phần phát triển kinh tế

Sự tác động và ảnh hưởng lễ hội truyền thống cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng vào việc quy hoạch mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

Những lễ hội truyền thống nếu được tổ chức, được khuyếch trương, quảng bá một cách khoa học như là tổ chức một sự kiện thì nó không chỉ mang lại thương hiệu văn hóa cho địa phương mà chúng còn mang lại những lợi ích rất rõ ràng trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh, ở tại các cộng đồng có diễn ra lễ hội: các cộng

đồng sở tại có nguồn thu ổn định ở những dịp lễ hội; Nhân dân ở các cộng đồng này có công ăn việc làm; là cơ hội để các nhà hảo tâm đóng góp cho di sản và để kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất cho địa phương sở tại…. Lợi ích lâu dài và quan trọng nhất là quảng bá hình ảnh địa phương. Lợi ích của việc quảng bá này không chỉ ở khía cạnh kinh tế (thu hút khách du lịch, thu hút các nguồn đầu tư) mà còn ở khía cạnh tinh thần: khơi dậy và kích thích lòng tự hào của nhân dân địa phương về di sản văn hóa của mình.

QLNN về lễ hội truyền thống đúng trọng tâm góp phần trong việc phát huy được tiềm năng giá trị của lễ hội theo hướng gắn với phát triển du lịch. Cũng như các địa phương trên cả nước, huyện Minh Hóa xác định du lịch là một ngành kinh tế trọng tâm, có định hướng phát triển lâu dài, khai thác các giá trị tài nguyên du lịch về lịch sử - văn hóa gắn với lễ hội truyền thống tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo thêm cơ sở cho hội nhập, phát triển.

Cơ hội phát triển du lịch từ tài nguyên lịch sử - văn hóa vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong lễ hội truyền thống, vừa đáp ứng được các nhu cầu của du khách. Qua đó, vừa phát huy được những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần phát triển du lịch, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Các lễ hội truyền thống khi đưa vào khai thác trong du lịch sẽ trở thành sản phẩm du lịch văn hoá. Nếu việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá còn kết hợp với dịch vụ du lịch hiệu quả để phục vụ du khách thì sẽ thu lợi nhuận kinh tế. Ví như các lễ hội rằm tháng ba, lễ hội đua thuyền …, khi được quy hoạch khai thác vào các điểm du lịch phục vụ du khách thì các lễ hội nêu trên sẽ trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa của du khách.

Vì vậy, hoạt động bảo tồn và phát triển được tổ chức thường xuyên bằng phương pháp tuyên truyền, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của lễ hội truyền thống và phát triển du lịch lễ hội tâm linh sẽ góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)