Đặc điểm Lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 61 - 63)

Lịch sử Huyện Minh Hoá gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Bình, Trong tiến trình lịch sử Huyện Minh Hoá trải qua nhiều thăng trầm và biến động. Năm 1858 thực dân pháp xâm lược nước ta, triều đình phong kiến nhà Nguyễn từng bước đi đến đầu hàng pháp. vua Hàm nghi và quan quân triều đình từ kinh đô Huế đã đến vùng đất cơ sa- Kim Linh(Huyện Minh Hoá ngày nay) lập kinh đô huế cần vương chống pháp cứu nước, cùng với nhân dân các tỉnh cả nước, nhân dân Minh Hoá đã đứng lên cùng với Vua Hàm Nghi và nghĩa quân Cần Vương chống pháp xâm lược. Phát huy truyền thống đó, từ khi có Đảng cộng sản việt nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, đồng bào Nguồn cùng với các dân tộc trong Huyện, tỉnh và cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân pháp đến ngày dành

chính quyền về tay nhân dân năm 1945 và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chín năm chống pháp đến ngày Miền Bắc hoàn toàn giải phóng 1954, thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong những năm Vua Hàm Nghi sống ở giữa núi rừng Minh Hoá nhân dân trong vùng tuy khó khăn trăm bề: đói cơm, khát muối…lại bị quân pháp đánh thường xuyên, nhưng các hào lý và nhân dân Minh Hoá vẫn một lòng kiên cường phò vua, giúp nước….

Trước cách mạng tháng tám 1945 vùng đất Minh Hoá nằm trong Huyện Tuyên Hoá gồm có hai nguồn Cơ sa và Kim Linh gồm có 15 làng. Trong kháng chiến chống thực dân pháp và sau ngày Miền bắc giải phóng( 1945-1964) vùng đất Minh hoá vẫn nằm trong Huyện Tuyên Hoá, năm 1965 do yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ. Huyện Tuyên Hoá đã được chia thành hai huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá, đến đây địa danh Minh Hoá chính thức ra đời và đi vào lịch sử. Theo tài liệu chữ hán có được thì đại danh Minh hoá có được từ thời Đức Tam thập niên(1876) đến Kiến Phúc nguyên niên (1884) đến nay huyện Minh Hoá có 01 thị trấn và 15 xã là một huyện Miền núi của Tỉnh Quảng Bình. Minh Hoá là một vùng đất có lịch sử lâu đời, có dấu tích cư trú của người tiền sử, ít ra từ thời đại đồ đá. Cách đây trên dưới một vạn năm. Những dấu tích ấy rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam nói chung và Minh Hoá nói riêng.

Sau cách mạng tháng 8- 1945 dưới sự lãnh đại của cấp uỷ Đảng và uỷ ban cách mạng mặt trận nhân dân Việt Minh, nhân dân Minh Hoá đoàn kết một lòng vượt qua gian khổ khó khăn , chống giặc đói, giặc dốt xây dựng cuộc sống mới.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, Minh Hoá là một địa bàn chiến lược quan trọng trong chi viện cho chiến trường Miền Nam, nên Minh Hoá đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ, là nơi hứng chịu nhiều thử thách ác liệt của chiến tranh, là tuyến lửa đã hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ do quân Mỹ đội xuống nhằm ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc cho Miền Nam. Thắm nhuần chân lý không có gì quý hơn độc lập tự do

với lòng yêu nước nồng nàn và lòng căn thù giặc sâu sắc, quân và dân Minh hoá đã hăng hái đứng lên đánh Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Minh hoá vừa chiến đấu vừa sản xuất lập nên chiến công oanh liệt, quân và dân Minh Hoá đã bắn rơi chiếc máy bay thứ ba nghìn của giặc Mỹ và được Hồ Chủ Tịch tặng cờ thi đua quyết tâm đánh thắng giặc mỹ xâm lược.

Với những thành tích đạt được trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và chống đế quốc Mỹ, ngày 11/6/1999 chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số:203/QĐ-KT tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và lực lượng vũ trang Huyện Minh Hoá. Vùng đất và người dân ở Huyện miền núi Minh Hoá đã sản sinh và để lại cho chúng ta ngày nay kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian vô giá, trong đó các lễ hội nói chung và Lễ hội Rằm tháng ba nói riêng đang được bảo tồn phát huy nhằm xây dựng nếp sống văn hoá mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)