Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 113 - 114)

- Cần chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để có những quy định quản lý phù hợp đối với các loại hình lễ hội ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ, bên cạnh nhiều lễ hội truyền thống đã có sự biến đổi, còn có thêm các loại lễ hội mới, các sự kiện festivan mới hình thành và du nhập vào nước ta. Vì vậy, một số quy định về quản lý hoạt động lễ hội hiện nay còn mang những yếu tố bất cập.

- Cần tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Quy chế quản lý lễ hội mới thay thế cho bản Quy chế quản lý lễ hội năm 2001. Tính đến nay, bản quy chế này đã ban hành và thực hiện hơn 15 năm và có những điểm không phù hợp, không đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ví như: về yêu cầu cấm đốt đồ mã, thực tế hầu hết các lễ hội liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng vẫn thực hiện.; về quy định thời gian tổ chức lễ hội, theo quy định của quy chế, sẽ không phù hợp với những lễ hội mang tính chất quảng bá du lịch, hạn chế kéo dài thời gian lưu trú của khách, gây thiệt hại đến lợi ích của đơn vị tổ chức.

- Cục Văn hóa cơ sở cần thành lập phòng quản lý lễ hội và tổ chức sự kiện. Các Sở VHTT&DL nên có tổ hoặc chuyên viên về quản lý lễ hội và tổ chức các sự kiện. Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ vấn đề tổ chức thành công lễ hội, hạn chế được

những tiêu cực hay không phụ thuộc phần lớn ở Ban Tổ chức lễ hội, dù là lễ hội quốc gia hay lễ hội của thôn, làng.

- Việc quản lý và tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống (lễ hội dân gian) cần phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật, tuy nhiên không thể áp dụng một cách máy móc và tùy tiện. Bộ VHTT&DL cần ban hành các chế tài phù hợp, chặt chẽ trong việc quản lý tổ chức lễ hội, đặc biệt là việc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, nạn thương mại hóa lễ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)