Đối với Huyện Minh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 114 - 125)

- Sớm xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động lễ hội huyện nhằm tạo điều kiện cho các lễ hội trên địa bàn hoạt động đúng quy định, phát huy được những yếu tố tích cực, những giá trị của lễ hội và hạn chế những tiêu cực dễ nảy sinh trong hoạt động lễ hội, nhất là đối với những lễ hội văn hóa truyền thống chứa đựng nhiều yếu tố tín ngưỡng, tâm linh.

- Tiến hành kiểm kê, nhận diện tổng thể, chính xác về lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện. Đăng ký lập hồ sơ Di sản để kiểm kê theo cấp độ của huyện, tỉnh hay Trung ương từ lễ hội đến diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, ngành nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực… Đánh giá tác động của hoạt động lễ hội đối với việc xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn

hóa và trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Từ đó để có định hướng bảo tồn, phát triển cụ thể, đảm bảo mục tiêu bảo tồn đồng thời đưa lễ hội văn hóa vào cuộc sống để phát huy được giá trị thực sự của lễ hội truyền thống trong đời sống đương đại.

- Đối với các lễ hội được huyện đầu tư, trực tiếp tổ chức định kỳ hằng năm cần kết hợp giữa phần lễ và phần hội sao cho có sự gắn kết. Không nên giao khoán cho các địa phương tự tổ chức phần lễ, thành phố thực hiện phần hội như hiện nay. Sự biến động về thời gian, không gian tổ chức lễ hội cũng đã giảm đi tính linh thiêng, ý nghĩa, mục đích của lễ hội, khiến cho người dân không thực sự là chủ thể của lễ hội. Lễ và hội là một thể thống nhất không thể chia tách. Lễ là phần tín ngưỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo. Còn hội là phần tập hợp vui chơi giải trí, là đời sống văn hoá thường nhật, phần đời của mỗi con người, của động đồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định của lễ, có lễ mới có hội. Vì vậy, bên cạnh việc phát huy các giá trị của lễ hội trong xã hội đương đại, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, phát triển kinh tế- xã hội của huyện, huyện cũng cần phải có định hướng, quan điểm cụ thể cho từng lễ hội: nên bảo tồn y nguyên, bảo tồn trên cơ sở kế thừa, bảo tồn gắn với phát triển... để từ đó thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện.

- Huyện nên tạo điều kiện để người dân địa phương phát huy vai trò của mình trong việc bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống. Bởi không ai khác, những người dân chính là người tạo ra các giá trị đó, họ là người xây dựng, lưu giữ và bảo tồn, phát triển các lễ hội truyền thống.

- Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, mở lớp cho các nghệ nhân truyền dạy các làn điệu hò Thuốc, hát Đúm, dân ca, dân vũ, nghiên cứu các ngành nghề truyền thống: Làm nước mắm, làm ruốc, … tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào trong các trường học để giáo dục cho lớp trẻ biết cách và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Minh Hóa.

- Ban hành cơ chế chính sách phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và địa phương, quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống theo chiều hướng tích cực: gìn giữ, phát triển những nét đẹp truyền thống văn hóa vừa kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, phát huy tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý nghĩa giáo dục truyền thống.

- Tổ chức Lễ hội truyền thống phải đúng quy định của Nhà nước và phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời phải phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân trong lễ hội truyền thống. Cần duy trì sự tồn tại của Lễ hội trong lòng quần chúng nhân dân và hạn chế những tiêu cực. Làm cho Lễ hội truyền thống ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội của văn hóa của cộng đồng dân cư trong huyện. Kịch bản và nội dung phải cô đọng, súc tích, tránh phô trương, lãng phí, chương trình lễ hội phải được tính toán kỹ lưỡng và có kế hoạch cụ thể.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về giá trị lịch sử văn hóa, mục đích của các lễ hội, gốc tích lễ hội cũng như tôn vinh công trạng của các nhân vật được thờ cúng gắn với lễ hội để nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, khách thập phương hiểu hết giá trị của lễ hội, di tích. Đẩy mạnh việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về thực hiện nếp sống văn hóa trong hoạt động lễ hội.

- Gắn kết khai thác tiềm năng kinh tế văn hóa du lịch và hoạt động lễ hội của địa phương nhằm khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới. Quy hoạch phát triển lễ hội- du lịch cần kết hợp giữa các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống kết hợp với các tài nguyên du lịch tự nhiên như môi trường sinh thái… tạo ra các tua, điểm du lịch hấp dẫn, phong phú hài hòa và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hoá kết hợp nghỉ dưỡng tham quan, thắng cảnh của du khách.

- Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu phát sinh trong tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống như: một số lễ hội chủ trương lấy thu bù chi, lấy lễ hội nuôi lễ hội nên ban tổ chức đã chạy ngược chạy xuôi, nhiều khi phải nhờ đến các nhà hảo tâm, khách thập phương và không ít trường hợp, họ đã kinh doanh lễ hội. Một số nơi còn tổ chức ghi vào bảng vàng danh dự công đức của những người đóng

góp nhiều tiền cho lễ hội. Bởi vậy, có nơi do ganh đua công đức nên xảy ra những xích mích giữa các dòng họ, ngõ xóm. Bên cạnh việc đa số thành tâm đóng góp để tham gia lễ hội với những nhu cầu tinh thần, tâm linh, văn hóa, có không ít người giàu tỏ ra “hào phóng” rồi lên mặt, cũng có không ít người đến với lễ hội vì những mục đích mê tín dị đoan, cho rằng cống nạp lễ vật nhiều thần thánh sẽ phù hộ cho họ nhiều hơn... Xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hoạt động mê tín dị đoan, các ấn phẩm không được phép lưu hành, các hình thức cờ bạc núp dưới dạng trò chơi, các dịch vụ không thực hiện theo quy định.

- Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa việc quản lý di tích và quản lý lễ hội. Nguồn thu từ lễ hội phần lớn dành cho lễ hội, phần tích lũy cho việc tu bổ di tích quá thấp. Cần xây dựng chiến lược, kế hoạch bảo tồn, tu tạo và nâng cấp các di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn huyện, đảm bảo không gian linh thiêng, văn minh của lễ hội. Nghiêm cấm xâm hại trái phép, xâm hại đến cảnh quan môi trường di tích và không gian lễ hội.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, từ đó từng bước có biện pháp thích hợp để khôi phục một số nghi thức truyền thống cần thiết trong một số lễ hội. Khuyến khích khôi phục và phát triển các trò chơi dân gian, nghệ thuật truyền thống, các cuộc thi tài năng và các môn thể thao dân tộc. Xây dựng chương trình, phục hồi các kịch bản lễ hội truyền thống một cách khoa học để phát huy những mặt tốt, gạt bỏ mặt tiêu cực để lễ hội mang tính truyền thống nhưng hiện đại. Nghiên cứu đưa vào lễ hội các trò chơi dân gian phù hợp nhằm thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, tạo nên sức sống mới cho các lễ hội.

- Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ trực tiếp làm công tác lễ hội, để giúp cho việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động và tuyên truyền vận động nhân dân trong các lễ hội có kết quả cao. Đồng thời mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những mô hình tiêu biểu của các địa phương và các nước về tổ chức lễ hội.

Tiểu kết chương 3

1. Từ những đặc điểm và lợi thế của huyện Minh Hóa, xác định du lịch văn hoá là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cụ thể là du lịch lễ hội truyền thống, lấy lễ hội rằm tháng 3 làm trung tâm để phát triển các điểm, tuyến du lịch xung quanh. Từ lợi thế của nền văn hoá cội nguồn kết hợp với du lịch sinh thái có thể tạo nên một chương trình du lịch bổ ích phù hợp với mọi đối tượng du khách. Để phát huy được lợi thế và hoạt động du lịch lễ hội có hiệu quả, hoạt động bảo tồn phát huy các giá trị của di sản lễ hội cần phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước để pháttriển.

2. Trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, vấn đề quy hoạch phải đặt lên hàng đầu. Vấn đề đặt ra là quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải được tiến hành đảm bảo đồng bộ, khoa học và hiệu quả, từ việc kiểm kê, rà soát quy hoạch các lễ hội cần phải bảo tồn, phục dựng, phát huy để gắn với hoạt động du lịch, đến việc quy hoạch các điểm, tuyến, khu du lịch, quy hoạch hệ thống giao thông hạ tầng kỹ thuật các khu du lịch, và các yếu tố khác có liên quan. Quy hoạch là cơ sở để xác định phân bổ và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách từ việc xã hội hoá nhằm thực hiện quy hoạch, đúng giai đoạn, đúng chu kỳ một cách cụ thể và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh và của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá.

3. Trong hoạt động lễ hội phải tăng cường tự quản lý của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể, các địa phương để đảm bảo môi trường văn hoá trong hoạt động du lịch lễ hội. Khi lễ hội truyền thống được gắn kết với hoạt động du lịch các yếu tố kinh tế và yếu tố thị trường dễ dàng làm tổn thương đến lễ hội, làm biến dạng hoặc phai nhạt bản sắc lễ hội truyền thống. Do vậy, việc tăng cường quản lý của Nhà nước trong hoạt động lễ hội truyền thống cần được triển khai và gấp rút trong thời gian tới

4. Văn hoá là là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Bên cạnh việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị của lễ

hội truyền thống nói riêng và di sản văn hoá nói chung. Trong quá trình bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá, cần huy động sự tự giác tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, nhân dân phải là người làm chủ thực sự của toàn bộ hệ thống di sản văn hoá, đồng thời nâng cao nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư khi tổ chức du lịch lễ hội. Việc bảo vệ phát huy các di sản văn hoá và lễ hội truyền thống phải có sự hợp tác quốc tế, góp phần bảo vệ tốt các di sản, nghiên cứu ứng dụng khoa học vào việc nghiên cứu bảo vệ di sản và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản vănhoá.

KẾT LUẬN

Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc biệt biểu hiện những giá trị tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Lễ hội truyền thống có giá trị to lớn bởi nó mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn, có giá trị văn hoá tâm linh cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao cả thiêng liêng, vì vậy nó có ảnh hưởng sâu sắc đối với mỗi cá nhân, cộng đồng và đời sống của nhân dân. Lễ hội còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, lễ hội còn mang lại một giá trị kinh tế lớn, là sản phẩm văn hoá đặc biệt cho ngành du lịch.

Trong tiến trình lịch sử, Minh Hóa có quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Thực tế cho thấy Minh Hóa là vùng đất độc đáo về văn hóa vật thể và phi vật thể. Những cộng đồng dân cư sinh sống ở mảnh đất này đứng chân từ thời tiền sử và khởi dựng những trang lịch sử của mình qua hàng vạn năm, trải qua bao biến thiên thăng trầm để tồn tích, xếp lớp các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần được trao truyền qua nhiều thế hệ.

Lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình cũng như mảnh đất và con người ở đây, cùng nhau trải qua nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử. Có thời gian, do thiên tai, địch họa, nhiều lễ hội bị quên lãng. Nhưng khi có điều kiện, người dân, chính quyền địa phương lại cùng nhau khôi phục lễ hội, cố giữ mạch nguồn nối giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, giúp cho các thế hệ người dân Minh Hóa hiểu biết thêm về văn hóa nguồn cội, về tín ngưỡng dân gian và những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, thời gian qua những nét đẹp văn hóa truyền thống của con người Minh Hóa đã được gìn giữ và phát huy. Đặc biệt, các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn được quan tâm, đầu tư khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, trong hoạt động bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập. Việc hoàn thiện quản lý nhà nước

về lễ hội sẽ góp phần quan trọng giúp cho thành phố gìn giữ được những giá trị văn hóa phi vật thể, đồng thời phát huy giá trị của lễ hội trong đời sống đương đại, góp phần phát triển kinh tế- văn hóa, xã hội của địa phương.

Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:

1. Hệ thống hóa các kiến thức quản lý nhà nước về lễ hội. Theo đó, luận văn đã phân tích các khái niệm: khái niệm lễ hội, lễ hội văn hóa truyền thống; quản lý nhà nước về lễ hội, nội dung quản lý nhà nước về lễ hội; vai trò của lễ hội văn hóa truyền thống đối sự phát triển xã hội; sự cần thiết quản lý nhà nước về lễ hội; các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội.

2. Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương làm tương đối tốt về hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội, rút ra bài học cho huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa giai đoạn 2010-2017. Từ đó rút ra những mặt tích cực, mặt hạn chế và tìm ra những nguyên nhân.

4. Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa hiện nay và một số kiến nghị, qua đó góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cho những người làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1932), Hán Việt từ điển (tái bản 1990), Nxb KHXH Việt Nam,

Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa VIII , Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt

4. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), Tài liệu kết luận Hội nghị lần thứ

Mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bảo tồn lễ hội truyền thống nhìn từ góc độ quản lý-

http:/caicachhanhchinh.gov.vn

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012) Hỏi đáp pháp luật về di sản văn hóa,

NXB công ty TNHH MTV In & Văn hóa phẩm.

7. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

8. Chính phủ (2010), Quy định về tổ chức hoạt động và quản lý lễ hội, Nghị định

số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010, Hà Nội.

9. Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2007), Bảo vệ di sản

văn hoá phi vật thể, Hà Nội.

10.Cục văn hóa- Thông tin cơ sở (2007), Một số vấn đề về công tác quản lý lễ hội

giai đoạn 2001- 2006, NXB Công ty CP Cuộc sống mới, Hà Nội.

11.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình lý luận văn hóa

và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 114 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)