Nâng cao chất lượng ban hành văn bản hành chính, hướng dẫn, tổchức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 100 - 102)

trong QLNN về lễ hội truyền thống

Lễ hội văn hóa truyền thống là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với sự phát triển của xã hội, lễ hội hiện nay cũng phát triển đa dạng, bên cạnh các lễ hội truyền thống, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo… đang được bảo tồn và phát huy, nhiều lễ hội mới cũng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần phong phú của nhân dân và nhận được sự hưởng ứng tích cực của xã hội.

Huyện Minh Hóa hiện nay tập trung nhiều loại hình lễ hội, bên cạnh các lễ hội văn hóa truyền thống, những năm gần đây, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội mới được huyện đầu tư tổ chức khá chu đáo. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập.

Chính vì vậy, cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát triển lễ hội trên địa bàn. Hoàn thành công tác kiểm kê, lập danh mục các di sản văn hoá phi vật thể nói chung, lễ hội văn hoá truyền thống nói riêng, phân loại lễ hội, chọn lễ hội tiêu biểu để lập hồ sơ đăng kí xếp hạng; xây dựng lộ trình cho việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa. Đặc biệt đối với các lễ hội đang có nguy cơ mai một, thất truyền.

- Xây dựng Đề án tổng thể về khôi phục lễ hội truyền thống để có định hướng và xác định kế hoạch đầu tư từng bước, cụ thể cho từng lễ hội và từng nội dung liên quan đến việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội. Cần có sự

phối kết hợp trong mối quan hệ giữa lễ hội truyền thống với lễ hội hiện đại, giữa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể ở huyện Minh Hóa và các địa phương,

Cần đặc biệt quan tâm, tính đặc thù, độc đáo riêng của mỗi loại hình lễ hội, không tổ chức đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi xã, phường, nơi lễ hội được sinh ra và có sức sống qua thời gian. Chọn lễ hội độc đáo, bản sắc riêng để tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu, thành sản phẩm “đinh” của du lịch văn hoá Minh hóa. Trong các lễ hội truyền thống ở Minh Hóa chúng ta nên ưu tiên chọn và tập trung cho lễ hội rằm tháng ba. Chọn lễ hội nói trên vừa phù hợp với cộng đồng dân cư dân huyện Minh Hóa, thích hợp với mùa du lịch, nhằm tạo sản phẩm văn hóa du lịch phục vụ du khách. Nếu khôi phục bài bản ở những địa điểm và không gian văn hóa thích hợp sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Khôi phục các lễ hội không nhất thiết phải khôi phục lại tất cả một lúc khôi phục tất cả các lễ hội truyền thống, cũng như khôi phục tất cả chi tiết từ cổ tới kim của một lễ hội. Bởi vì: một là có thể không phù hợp với đời sống hiện nay; hai là có thể trùng lặp, dàn trải, nhàm chán giữa các lễ hội trong thành phố và giữa các lễ hội truyền thống với các địa phương, vùng miền khác. Để đảm bảo hiệu quả thiết thực và đảm bảo tính khả thi, cần xác định phương châm cũng như yêu cầu trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống ở Minh Hóa là: chọn lọc, tập trung và kết hợp.

Mặt khác cần có sự phối kết hợp trong mối quan hệ giữa lễ hội truyền thống với lễ hội hiện đại, giữa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể ở huyện Minh Hóa và các địa phương. Khi tổ chức lễ hội rằm tháng 3 có thể kết hợp với lễ hội chèo thuyền, kết hợp với văn nghệ dân gian, kết hợp phát huy các di tích lịch sử văn hóa: Cổng trời chalo, Đền lang Kim bảng, thác Bụt,..v.v.

Khuyến khích những sáng tạo mới trên nền truyền thống để luôn có cái mới gắn với nhịp sống văn hoá của thời đại, từ hiện đại làm vững bền hơn truyền thống, làm cho lễ hội thêm sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân

dân, tạo sức thu hút du khách đến với lễ hội. Tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để việc tổ chức lễ hội ngày càng khoa học, có ý nghĩa.

Trong từng dự án khôi phục, bảo tồn và phát huy các lễ hội lại không thể không quan tâm đến chủ thể văn hóa, không gian văn hóa liên quan. Để lễ hội mang đậm tính nhân văn, kết hợp được tính văn hóa truyền thống và hiện đại, trong lễ hội, chúng ta không nên quá nặng nề với những nghi thức đương đại, những bài diễn văn mang tính giáo huấn của các quan chức chính quyền, mà quên đi yếu tố dân gian của cộng đồng, bởi làm như vậy lễ hội không còn nội dung cốt yếu, dân chúng dự lễ thấy khiên cưỡng và làm mất đi giá trị nguyên thủy của lễ hội dân gian. Nên tạo ra những yếu tố dân gian trong lễ hội cả trong phần lễ và phần hội, để lễ hội giữ được nguồn gốc, nét tinh hoa cổ truyền. Thông qua các yếu tố văn hóa dân gian được thể hiện và sự tham gia của đông đảo cộng đồng sẽ làm cho lễ hội được lưu lại mãi với thời gian. Trong sinh hoạt lễ hội, cần phân biệt phần tâm linh, tín ngưỡng với mê tín dị đoan, tước bỏ những nội dung không phù hợp, những hủ tục lạc hậu để dần dần hình thành phong tục tập quán mới, thành những thói quen mới phù hợp với việc xây dựng xã hội mới.

Muốn huy động được nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo và khai thác lễ hội trong giai đoạn tới để phát triển du lịch, chúng ta không thể không có chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa. Vì vậy, cần xây dựng và ban hành các chính sách để huy động các nguồn vốn, xã hội hóa trong khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.

3.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN, đào tạo, đào tạo lại,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý lễ hội truyềnthống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)