Kinhnghiệm quản lý nhà nước đối với lễhội vănhóa truyềnthống của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 47 - 53)

tỉnh Hải Dương

Hải dương là địa phương đi đầu trong xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể lễ hội truyền thống trên toàn tỉnh giai đoạn 2008 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, tỉnh đã quy hoạch được 50 lễ hội như sau:

- Về tu bổ di tích đã phân loại và thực hiện tu bổ theo từng nhóm di tích ứng với các công việc cụ thể theo mức độ xuống cấp của di tích:

• Bổ sung cơ sở vật chất cho sinh hoạt lễ hội, chống xuống cấp cơ sở vật chất đối

với 18 lễ hội thuộc nhóm 1 ( di tích còn giữ nguyên trạng )

- Bổ sung cơ sở vật chất cho sinh hoạt lễ hội, chống xuống cấp cơ sở vật chất, công nhận cấp hạng 32 di tích nhóm 2,3 ( di tích đã được tôn tạo mở rộng hoặc bị biến dạng thu hẹp )

- Về nghiên cứu phục dựng đã lập kế hoạch chi tiết cho từng loại công việc theo các mức độ công việc cần tiến hành:

- Ghi chép, khôi phục, bảo tồn phục dựng 35 lễ hội truyền thống trước đây có, hiện nay không được tổ chức hoặc trước đây không có phần hội, ngày nay mới đưa vào thực hiện giai đoạn 2015- 2020.

- Về giải pháp thực hiện

Quy hoạch đã đưa ra các giải pháp cơ bản: Giải pháp về vốn đầu tư; Bảo tồn các di sản văn hóa, tăng cường quản lý nhà nước đối với 5 nhóm giải pháp khác nhau, xây dựng nếp sống văn minh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội.

Sau hơn 2 năm thực hiện, tỉnh đã đạt được những kết quả ban đầu như : 7/12 huyện thị thực hiện quy hoạch lễ hội, cấp tỉnh đã triển khai quy hoạch được 6 lễ hội tiêu biểu, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa được tập huấn nâng cao nghiệp vụ, công tác tổ chức lễ hội chuyên nghiệp và bài bản hơn, tăng cường sự gắn kết giữa các cấp

ngành trong tổ chức lễ hội, đời sống văn hóa cơ sở chuyển biến theo chiều hướng tích cực; nguồn thu tài chính nâng lên và tập trung vào nguồn ngân sách.

Qua thực tiễn tỉnh Hải Dương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý lễ hội phục vụ tốt quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống như sau: Quy hoạch lễ hội là việc làm rất cần thiết, cần được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng, đầu tư kinh phí thích đáng; Quy hoạch lễ hội tạo điều kiện để phát triển kinh tế, trong đó có du lịch nếu huy động được các tầng lớp trong xã hội cùng tham gia; Kế hoạch phục dựng, bảo tồn khoa học, toàn diện, xác định chính xác các nội dung thuộc về lễ, hội, cần bảo tồn hay cần phục dựng theo từng giai đoạn cụ thể. Coi trọng vai trò của nhân dân và cộng đồng xã hội trong mọi hoạt động của ngành văn hóa.

Tuy nhiên, trong quy hoạch này có điểm cần xem xét lại, đó là 15 lễ hội truyền thống thuộc nhóm “ Nhóm lễ hội trước đây có, hiện nay không được tổ chức hoặc trước đây không có phần hội, ngày nay mới đưa vào” sẽ thực hiện quy hoạch vào giai đoạn sau, từ 2015 - 2020 là không thỏa đáng. Những lễ hội này có nguy cơ mai một nhanh mà các giá trị phi vật hể truyền thống lại thuộc về văn hóa truyền khẩu nên nếu không quy hoạch sớm sẽ khó ghi chép, sưu tầm.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh

Luận văn giới thiệu một vài lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc trưng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đã hình thành và phát triển lâu đời, được tổ chức thường niên, gắn với di tích lịch sử, danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia, gắn với cộng đồng dân cư, có sự lan tỏa trong và ngoài tỉnh.

Bảng 1.1. Thống kê một vài lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

STT

Tên lễ hội địa điểm Thời gian tổ

chức (theo âm lịch )

Nguồn gốc văn hóa lịch sử của lễ hội 1 Lễ hội Yên Tử (Thị xã Uông Bí) Mùa xuân ngày 10/1 – 1/3

Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của Trần Nhân Tông đã lập nên thiền phái Trúc Lâm, bảo vệ và xây dựng vùng đất Quảng Ninh. Thờ phật

2

Lễ hội Bạch Đằng

(Huyện Yên Hưng) Mùa xuân

ngày 6-8/3

Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của Trần Hưng Đạo và Bà hàng nước đã có công lớn trong thắng lợi quân Nguyên Mông năm1288 trên sông Bạch Đằng. 3 Lễ hội đình Trà Cổ (Thị xã Móng Cái ) Mùa hạ Ngày 30/5- 2/6

Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của 06 người đã có công khai hóa và xây dựng vùng đất Móng Cái 4 Lễ hội đình Qua Lạn (Huyện Vân Đồn ) Mùa hạ Ngày 10- 20/6

Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của Trần Khánh Dư – một vị tướng nhà Trần có công

đánh quân Nguyên Mông TK 13. 5

Lễ hội Tiên Công (Huyện Yên Hưng )

Mùa xuân ngày 5-7/1

Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của 19 vị

có công khai hoang, quai đê lấn biển và xây dựng vùng đất Hà Nam – Yên Hưng thế kỷ 15

Năm lễ hội truyền thống tiêu biểu đã phần nào thể hiện đầy đủ các loại hình lễ hội đình, lễ hội đền, lễ hội chùa và lễ hội làng. Về thời gian, 3/5 lễ hội được tổ chức vào mùa xuân theo truyền thống, còn lại là được tổ chức vào mùa hạ. Đây là đặc điểm riêng của các lễ hội vùng biển, gắn với nghề nghiệp khai thác biển vì mùa hạ là thời điểm đẹp của thiên nhiên, thuận lợi cho thu hoạch của ngư dân, có điều kiện kinh tế để tổ chức lễ hội, có những sản vật ngon quý từ biển để dâng tổ tiên và thần linh.

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của huyện Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều lễ hội truyền thống. Trong phạm vi của luận văn chỉ có thể nêu ra đây một phần nhỏ các lễ hội truyền thống tiêu biểu như hội Cổ Loa, hội Gióng, hội đền Sóc, hội thổi cơm thi Thị Cấm, hội Triều Khúc, hội đền Đông Nhân, hội Lệ Mật, hội Chèm, hội Đống Đa.

Điểm lại các hoạt động lễ hội truyền thống ở Hà Nội, chúng ta nhận ra rất nhiều nét đặc sắc chỉ có trong lễ hội truyền thống đất kinh kỳ như: hội đền Kim Liên, ta được chứng kiến mâm cỗ 7 tầng lạ mắt; mâm cỗ đáy hình vuông, mỗi cạnh 80cm, cao khoảng 70cm, cao dần theo hình tháp, tạo nên khoái cảm thẩm mỹ gợi nên hình ảnh về một nông thôn phong đăng hòa cốc. Hay như hội làng Lệ Mật – hội Thập tam trại ghi nhớ công ơn người lập nghiệp họ Hoàng, lâp nên 13 trại từ một vùng sình lầy thành khu đất phì nhiêu, cư dân trù phú. Đây là loại hội mừng công, đoàn tụ những người nghèo cùng quê ly hương, hàng năm hướng về đất tổ.

Đặc biệt có loại hội thiêng tổ chức vào ngày mùng 4 tháng tư tại đền Đồng Cổ - phường Bưởi, mang ý nghĩa sâu sắc về việc bảo vệ vương quyền, cũng là bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Hoặc có thể tìm thấy ở đâu khác những hội chùa không thờ Phật mà lại thờ Vua, không phải ông Vua chính trị mà là vua giỏi chơi cờ như hội chùa Vua – Hai Bà Trưng, mở ngày 5 – 1. Hay như hội chùa Láng, chùa Duệ Tú lại tổ chức để diễn lại một cuộc đấu thần khốc liệt giữa cửa thiền và đạo giáo quanh các nhân vật Từ vinh Thiền sư, Từ Đạo Hạnh – thiền sư / pháp sư và Đại Điên – thiền sư / pháp sư. Rồi đến hội đền Cổ Loa kể lại cho ta nghe về bi

kịch tình yêu – bi kịch nước nhà xoay quanh câu chuyện về An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy. Chính những nét văn hóa tinh túy, tiêu biểu ấy trong lễ hội Thăng Long đã thể hiện tài hoa, nếp sống văn minh của người Hà Nội.

1.4.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Lệ Thủy nổi tiếng là mảnh đất địa linh nhân kiệt với các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử dân tộc: Sùng Nham hầu Dương Văn An, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm… Lệ Thủy còn nổi tiếng với với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, văn hóa đặc trưng hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống. Lễ hội đua ở huyện Lệ Thủy là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu trong số các lễ hội khác của huyện như: lễ hội cúng Thành Hoàng làng Thượng Phong; lễ hội cầu ngư, Lễ hội tát vung làng Đại Phong, Hội làng vạn chài Xuân Hồi

Lễ hội dân gian đua thuyền truyền thống ở Lệ Thủy này đã có từ lâu đời. Trước Cách mạng Tháng Tám, lễ diễn ra vào tháng tư âm lịch, gắn với lễ cầu đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Lệ Thủy lấy ngày 2/9 hàng năm để tổ chức mừng Tết Độc lập dân tộc. Việc chuẩn bị cho lễ hội này khá công phu, quy cũ, được kéo dài một tuần trước ngày diễn ra hội chính. Lễ thường được tiến hành nhiều bước (trước đây) sau đó là diễn ra hội: thi bơi, đua trãi.

So với toàn tỉnh, đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất và tập trung nhiều người nhất, hiện nay đã được công nhận là Lễ hội văn hóa thể thao cấp tỉnh.

Tương truyền, vùng chiêm trũng Lệ Thủy ngày xưa thường cầu mưa “lấy nước để uống, lấy ruộng để cày’’. Mùa hạn, dân làng cúng lễ và “hô huầy’’ đẩy thuyền xuống sông. Lâu dần tục lệ đã biến thành ngày hội chung của cả huyện. Các làng xã thi nhau việc chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, người lái giỏi. Nếu chưa có thuyền dài gấp rưỡi nấc ngang, phải tìm gỗ tốt, mời thợ đóng mới sao cho thuyền thon nhẹ và lướt nhanh. Cùng với việc tuyển chọn tay chầm, tiến hành bơi thử, tìm

bạn bơi thử nhằm kiểm tra sức dẻo dai với tốc độ cao trên con đường ba vòng sáu tao.

Hàng năm cứ vào ngày Quốc khánh 2-9, hội đua thuyền truyền thống lại diễn ra sôi nổi và hào hứng trên sông Kiến Giang với sự tham gia của nhiều xã trong huyện. Nhân dân xem đó là Tết độc lập vì sau "toóc nạp rơm khô" cả thời gian và đời sống đều no đủ. Từ đó hội đua thuyền đông vui náo nhiệt hơn kéo dài đến cả tháng mới đủ cho công việc tập dượt, tranh giải thôn xã và toàn huyện. Nhân dân náo nức chuẩn bị dụng cụ cho hội, “khuấy động’’ một vùng sông nước Kiến Giang. Khách thập phương đổ về huyện lỵ, trong Nam ra, ngoài Bắc vào, cả những xã miền núi "cơm đùm gạo bới’’ ngủ lại qua đêm chờ xem bơi ngày tới.

Để bảo tồn, phát triển và tạo dấu ấn tốt đẹp về lễ họi truyền thống của địa phương, huyện Lệ Thủy đã tạo điều kiện để các học giả Phân viện nghiên cứu Văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Khoa Lịch sử và Khoa Ngữ văn Đại học Khoa học Huế, Đại học Sư phạm Huế tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội trên địa bàn huyện; triển khai tổng kiểm kê các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn (thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch), tiến hành điều tra, nghiên cứu và định hướng phát huy giá trị lễ hội bơi đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang; triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu cấp tỉnh “Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội Đua thuyền truyền thống ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”… Đồng thời xây dựng đề án cho hoạt động lễ hội đua thuyền hàng năm để có sự định hướng, tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị và nhân dân chủ động về việc chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất và những nội dung có liên quan đến lễ hội, như đóng thuyền mới, lên kế hoạch kinh phí cho lễ hội hàng năm và có phương án lâu dài về Lễ hội 2/9.

Về công tác tổ chức lễ hội, qua hàng năm quy mô của lễ hội càng lớn (số lượng thuyền đua nam, nữ ngày càng nhiều), cũng do phải thi đấu đường trường nên cũng không tránh khỏi một số làng xã vì “nêu cao thành tích” đã xảy ra tiêu cực,

nên đã cố gắng làm tốt công tác kiểm soát vận động viên, hạn chế tối đa các khiếu kiện có thể nảy sinh trong quá trình diễn ra lễ hội.

Trong những năm gần đây đua thuyền ở Lệ Thủy đã có biểu hiện sự biến thể lai căng, bởi thuê thợ đóng thuyền ở các nơi đến, thậm chí thuê cả vận động viên nên việc xây dựng quy chế lễ hội được nghiên cứu ngày càng chặt chẽ để đảm bảo truyền thống tinh thần thượng võ, không có sự lai căng, không có tình trạng đi thuê vận động viên ở ngoài địa bàn huyện để mua danh về cho làng, làm mất đi bản sắc truyền thống của con người vùng sông nước. Trong quy chế có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện vận động viên là “trai bơi, gái đua”, nhất thiết là phải người có hộ khẩu ở Lệ Thủy trong một thời gian nhất định.

Công tác tuyên truyền về giá trị và bản sắc văn hóa của Lễ hội đua thuyền được đẩy mạnh, tiếp tục làm cho mọi người hiểu sâu về ý nghĩa, mục đích, tính chất của đua thuyền truyền thống để chung tay giữ gìn, nâng niu bản sắc vốn có của vùng quê sông nước Lệ Thủy. Qua đó giáo dục con cháu đời sau hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa, con người Lệ Thủy, biết phát huy được sức mạnh tập thể làng xã trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)