Đẩy mạnh công tác xãhội hóa trong QLNNvề lễhội truyềnthống trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 111 - 113)

bàn huyện Minh Hóa

Xã hội hóa các hoạt động khai khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của Lễ hội nhằm kết nối giữa nhà nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Khai thác tối đa nguồn lực từ các tổ chức cá nhân, đóng góp cho việc giữ gìn di sản văn hoá nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng; khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động văn hoá lễ hội, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và tham gia hoạt động tổ chức lễ hội lớn để hướng đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên.

Nâng cao trách nhiệm quản lý, trách nhiệm cá nhân phụ trách ở các cấp chính quyền, tổ chức tốt công tác chuẩn bị trước mùa lễ hội, huy động được sự tham gia của các đoàn thể. Tổ chức cho các hộ kinh doanh ký cam kết, thực hiện các quy định của ban tổ chức lễ hội, phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá theo quy định, không tranh giành, đeo bám khách, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Sử dụng nguồn thu từ lễ hội đúng mục đích, phục vụ tốt công tác bảo tồn di tích và lễ hội. Tránh tiêu tốn một cách vô bổ ngân sách hay sức dân, làm sao để lễ hội mang lại hiệu quả về tinh thần, tâm linh, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.

Muốn thu hút cộng đồng tham gia và khách du lịch thì rất cần mặt bằng địa điểm, không gian văn hóa lễ hội. Vì vậy phải đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, khu vực tổ chức lễ hội một các quy mô với số lượng người tham gia đông.

Có cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thông thoáng để các tổ chức, cá nhân có cơ hội tham gia vào quá trình tổ chức lễ hội nhưng đảm bảo không mất đi tinh thần của lễ hội.

Thành lập các câu lạc bộ văn nghệ dân gian cần phải có cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các câu lạc bộ hoạt động như hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, nhạc cụ cho các câu lạc bộ. Xây dựng kế hoạch và phấn đấu để mỗi thôn, tổ dân phố có một đội văn nghệ truyền thống, tăng cường năng lực của các chủ thể văn hoá, đề cao nghệ nhân nhất là hoạt động truyền dạy của các nghệ nhân. Quan tâm, chăm lo các nghệ nhân, những “trụ cột” trong các câu lạc bộ, đồng thời động viên thế hệ trẻ tham gia vào các câu lạc bộ. Làm sao để người dân hiểu họ là chủ thể của hoạt động lễ hội, vừa tham gia hưởng thụ, vừa là người góp tay sáng tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời tạo dựng một đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh phong phú, mang nhiều ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ, qua đó xây dựng hình ảnh, thương hiệu văn hóa của địa phương.

Vào thời điểm thành phố tổ chức các lễ hội truyền thống trong chuỗi các hoạt động của Tuần Văn hóa- Du lịch Minh Hóa, cần thực hiện việc công bố giá dịch vụ (ở các nhà hàng, khách sạn…) ký cam kết không tăng giá dịch vụ vì đây là thời điểm mở đầu cho mùa du lịch ở thành phố nên lượng du khách về Minh Hóa tham quan, nghỉ dưỡng rất đông, nhu cầu về dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi rất lớn, trong khi cơ sở vật chất của thành phố phục vụ cho hoạt động du lịch thương mại còn chưa đáp ứng kịp; lập hộp thư, đường dây nóng lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân, khuyến khích người dân tự nhận biết và đồng tình với các chủ trương xóa bỏ hủ tục lạc hậu, chung tay xây dựng những giá trị phù hợp thuần phong mỹ tục cùng những hình thức thể hiện mới có yếu tố văn hóa tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)