tỉnh Quảng Bình.
Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội đương đại nên biến đổi, còn xuất hiện việc tổ chức các sự kiện, festival hiện đại. Vì vậy khái niệm lễ hội truyền thống chỉ là khái niệm
tương đối vì hầu hết các thành tố, thậm chí cả chức năng của lễ hội cũng thay đổi. Trước đây các hội làng chỉ được tổ chức ở một không gian nhất làng phạm vi, quy mô tổ chức cũng chỉ của làng. Nhưng hiện nay, do nhiều yếu tố nên quy mô của các hội làng cũng được mở rộng cả về không gian và thời gian.
+ Thời gian tổ chức lễ hội biến đổi.
Một số lễ hội làng, lễ hội cổ truyền ở miền núi không kéo dài về thời gian. Trước kia một số lễ hội của người dân tộc Rục thường tổ chức từ 3 đến 5 ngày thì nay chỉ tổ chức trong nửa ngày hoặc kéo dài đến hai, ba ngày. Nhưng mặt khác có một số lễ hội cổ truyền kéo dài vài tuần như hội rằm tháng 3
Nhiều lễ hội không còn là lễ hội làng mà đang có xu hướng biến thành lễ hội vùng, thậm chí là lễ hội chung của huyện. Đối tượng người đến dự hội không chỉ là dân làng, không chỉ là một dân tộc mà là nhiều dân tộc, có cả du khách nước ngoài tham dự.
+ Đối tượng người tham dự lễ hội càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2010, lễ rằm tháng 3 có khoảng 1 đến 1,5 triệu người tham dự thì đến năm 2015 đã có khoảng 3 triệu người tham dự. Như vậy, quy mô của lễ hội ngày càng mở rộng cả về số lượng người tham gia đã gây sự quá tải về không gian tổ chức lễ hội. Từ sự quá tải này đã nảy sinh hàng loạt những vấn đề bức xúc về vệ sinh môi trường, sự chen lấn xô đẩy, quá tải các dịch vụ ăn, nghỉ, hành lễ, về cách điều hành tổ chức (ban tổ chức bất lực trong tổ chức các chương trình lễhội),…
+ Chủ thể lễ hội:
Trước đây trong các lễ hội làng cổ truyền, người dân thực sự là chủ thể của lễ hội. Các hội làng hầu hết do chủ làng và hội đồng quản lý của làng thực hiện. Nhưng hiện nay, hầu hết các lễ hội ở làng quê, miền núi đều do chính quyền các cấp chỉ đạo sát sao. Nhiều lễ hội đồng bằng, ban tổ chức thuê các công ty sự kiện, các đoàn nghệ thuật đứng ra dàn dựng chương trình, đứng ra làm dịch vụ tổ chức. Người dân, chủ thể của lễ hội, bị “gạt ra rìa” và chỉ đóng vai trò thụ động như các du khách. Thậm chí có tỉnh tổ chức festival nhưng từ việc trang trí khánh tiết, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các hoạt động đều không cần sự tham gia của ngành văn
hóa, thể thao. Hoặc nếu ngành văn hóa được tham gia thì cũng với tư cách đi làm thuê cho các công ty sự kiện. Như vậy, vai trò của cộng đồng địa phương, vai trò của người dân – chủ thể sáng tạo của lễ hội cổ truyền, đã bị đánhmất.
Lễ hội truyền thống đang có xu hướng biến đổi cả về mục đích, chức năng và cấu trúc. Mục đích của các hội làng là cầu người yên vật thịnh, lễ hội được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong thời điểm nông nhàn. Nhưng hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường, lễ hội lại có mục đích quảng cáo cho các thành thị và địa phương, hoặc là nơi cầu may rủi, cầu lợi lộc cho cá nhân, cầu thăng quan tiến chức… Biến đổi của lễ hội còn thể hiện ở sự nghèo nàn, đơn điệu trong các hình thức giải trí nhưng lại cực đoan, “nở rộ” trong các hình thức tín ngưỡng, mê tín. Quan hệ giữa ban tổ chức lễ hội và du khách thập phương là quan hệ dịch vụ, tận thu được nhiều nguồn tiền, dẫn đến tình trạng “chặt chém” ở các dịch vụ ănnghỉ.
Lễ hội hiện nay có phổ biến được xem xét dưới góc độ cấu trúc. Lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội (dẫu sao cách xem xét dưới góc độ cấu trúc như vậy chưa hẳn thỏa đáng vì bản chất phần hội cũng đan xen, hướng theo phần lễ). Nhưng hiện nay, xuất hiện rất nhiều hình thức mít tinh kỷ niệm không có “phần hội”, không có sự tham gia của cộng đồng mà chỉ là sự kiện của chính quyền cũng gọi là lễ hội. Hoặc có sự kiện chỉ mang tính hội hè nhằm quảng bá tới du khách, người mua hàng mà vẫn gọi là lễ hội… Như vậy, cấu trúc của lễ hội cũng biếndạng.
Sự bùng nổ của việc tổ chức các sự kiện là nhu cầu tất yếu khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Việc tổ chức các sự kiện có nhiều ưu điểm như quảng bá được thương hiệu, quảng bá du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách về phát triển du lịch,… Một số địa phương nhờ tổ chức các sự kiện mà thu hút được lượng lớn du khách đến tham quan. Tổ chức các sự kiện thực sự là công cụ đòn bẩy để thu hút khách du lịch, tiêu thụ được nhiều hàng hóa của địa phương, tạo việc làm cho số đông người lao động,… Tuy nhiên, việc tổ chức các sự kiện cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Trước hết các sự kiện được tổ chức theo kiểu khoa trương. Thậm chí, thi đua làm lễ hội theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”. Một số địa phương không
có tiềm năng, lợi thế về du lịch mạnh nhưng vẫn tổ chức sự kiện gọi là “lễ hội du lịch” hoặc là tổ chức theo kiểu “lễ sinh nhật” của địa phương, tiêu tốn hàng chục tỷ đồng. Các chương trình nghệ thuật được gọi là lễ hội lại na ná giốngnhau.